Chánh niệm của Thiền
☘️ Dưới bước chân ? Hãy tận hưởng những thứ ở hiện tại một cách trọn vẹn. Thiền Tông dạy, hãy nhìn xuống dưới bước chân ta, thực hiện những việc tại thời điểm này, yêu thương những người đang bên cạnh, đừng nhìn về hôm qua, đừng nghĩ ngợi nhiều về ngày mai ?
☘️ Ngày mai tốt hơn!
Tôi thường thấy mọi người bảo: “Ngày mai sẽ tốt hơn”. Thật lòng, đa phần mọi người cảm thán với câu nói ấy. Mọi người chỉ biết kỳ vọng cho ngày mai tốt hơn, tức đã nhận định hôm nay là không tốt.
Mà ngày mai vĩnh viễn là chuyện của tương lai, điều đó có nghĩa hiện tại chẳng có gì tốt đẹp. #Thiền
☘️ Ngày mai tốt hơn!
Câu nói này phủ nhận ngày hôm nay không tốt, cũng giống như truyện con hổ. Một người đang lưng chừng vách núi, phía trên là một con hổ, phía dưới cũng có một con hổ. Con hổ phía trên tiêu biểu cho “hôm qua”, con hổ phía dưới vách chính là “tương lai”, mà hiện tại chính là cành cây đang có những quả ngọt. Nếu vào thời khắc đó, sợ hãi xâm chiếm ta không thể bình tĩnh thưởng thức những quả ngọt kia, nếu nhận biết và thưởng thức là chúng ta đã biết buông bỏ nỗi sợ hãi của quá khứ và tương lai, biết chân trọng giây phút hiện tại.
☘️ Ảo ảnh, huyễn tượng!
Khi con người an tĩnh, tâm trí tự nhiên mất đi những Ảo ảnh, huyễn tượng chấp trước của đời. Huyễn tượng ấy chính là những hình ảnh hiện lên trong khoảnh khắc, mà con người đã hấp thu từ trong cuộc sống thường nhật, như thất bại trong công việc, thất bại trong tình cảm. Con người không ngừng nghĩ đến hôm qua và ngày mai, mà quên đi hiện tại. Do vậy, mục đích của toạ Thiền là muốn con người tu tập Thiền, trong khoảng thời gian an tĩnh đó, cảm nghiệm được giá trị hiện tại.
☘️ Mang hận đầu thai – hạt giống linh thức.
Không nên oán hận bất kỳ ai, vì với kết quả nào, người thiệt thòi nhất vẫn chính là bạn. Mỗi ngày trong lòng bạn phải đeo mang một hình tượng xấu xa, đáng ghét, hình tượng ấy sẽ khiến bạn đoạ xuống ba đường ác, khiến bạn đời sau không thể đầu thai vào một nơi tốt đẹp.
Người càng thù hận, đến khi chết, linh quang sẽ càng trầm tích, càng dễ biến thành dã thú, vì bản tính của dã thú là tàn bạo, là không ngừng tranh đoạt. Do vậy người mang lòng thù hận, nhất định sẽ đầu thai vào đời sau không tốt đẹp.
Giả dụ bạn đang còn oán hận một ai đó, hãy lập tức thoát khỏi tội chướng ấy, nói thì dễ nhưng làm cách nào? Thiền chỉ là cách đơn giản nhất cho việc “không nghĩ thiện, không nghĩ ác”.
☘️ Đầu thai vào người mang hận
Nếu một linh thức chứa đầy thù hận, ánh sáng mà nó có thể thấy được, chỉ là ánh sáng của sự hận thù. Khi một người phụ nữ bị buộc phải ăn nằm với người cô ta thù hận, trong tim chứa đầy oán ghét, ánh sáng do hai người phát ra trong lúc giao hợp cũng chứa đầy thù hận. Thế là, linh thức chứa thù hận ấy tự nhiên sẽ đầu thai vào mình của người phụ nữ. Sau đó, đứa bé được sinh ra do sự đầu thai của linh thức phải sống trong một gia đình không êm ấm, không nhận được sự giáo dục tốt đẹp của gia đình.
Do vậy, hoàn toàn không nên để cho đầu óc thường xuyên tích chứa quá nhiều hạt giống phẫn nộ.
Ngược lại, nếu chúng ta tích trữ cho mình những hạt giống quang minh của sự vui vẻ, tha thứ, bao dung, linh thức sau khi chết tự nhiên sẽ phát tán hào quang của niềm vui và an hoàm hai luồng hào quang sẽ thu hút nhau một cách hết sức tự nhiên, hai hợp thành một. Thế là linh thức ấy sẽ được đầu thai vào một gia đình viên mãn, nhận được sự giáo dục tốt từ gia đình. Thiền định cho tâm trí chém đứt mọi thù hận, mang đến một tâm sáng.
☘️ Một đứa trẻ chào đời, một vị sư ôm vào lòng khóc lóc không thôi, cha mẹ đứa bé hỏi vì sao ngài khóc, vị sư trả lời “tám mươi năm nữa nó sẽ chết rồi”. Câu nói này khiến cha mẹ đứa bé không vui, một đứa trẻ vừa chào đời, sao lại nói đến chuyện chết chóc, nhưng câu nói của vị sư có gì sai chăng?
☘️ Chúng ta đối đãi với con mình bằng một tấm lòng như nhau. Nó say mê học tập hay lười biếng đều không có sự phân biệt. Có thể mọi người sẽ thấy đó là buông thả, nhưng trong quan điểm Thiền học, chúng ta đã thoát khỏi được nguy cơ bị con cái lôi kéo cảm xúc của mình.
Nói theo cách khác, có hay không có đứa con ấy cũng đều như nhau, chúng ta không còn tiếp tục vướng vào chấp trước nữa. Mọi người không còn vì chuyện con cái bị thương tổn mà sinh ra đau sót, cũng không vì chuyện con cái thi cử đạt thành tích cao mà tỏ ra vui mừng. Bấy giờ, mọi người càng dễ tiếp cận đến một trạng thái, là nhìn thấy mặt sau của sự việc, biểu hiện bên ngoài tốt, bên trong chưa hẵn đã không có xấu.
☘️ Sanh tử
Bước vào độ tuổi 35 – 40, chúng ta phải đối diện với vấn đề sức khoẻ và sống chết bản thân cũng như cha mẹ. Do vậy, vấn để đầu tiên cần phải đối diện chính là cánh cửa sanh tử. Có sự phân biệt tử sanh, tức đã có tâm phân biệt, tiếp theo là phải kiếm tiền lo cho con cái, đó lại là con đường đưa ta vào sự ràng buộc của danh lợi.
Một người chịu sự ràng buộc của danh lợi dục vọng, gia đình tình cảm, quá nhiều ràng buộc khiến con người không thể tìm được niềm vui. Do vậy cần phải biết buông bỏ một chút, có những sự việc không thể nào khống chế được, không có nguồn trí tuệ càng bị cuốn vào sự ràng buộc.
Nguồn trí tuệ ấy do mỗi con người tu tập, có chánh niệm sẽ có trí tuệ.
☘️ Duyên phận và sanh diệt
Duyên phận do con người tạo ra, người này muốn kết giao với người kia bèn chủ động cười và cất tiếng chào, thế là một mối duyên mới được tạo ra. Nếu suốt ngày bạn cứ đơ cái mặt, thì làm sao có thể kết duyên với ai cho được.
Do vậy, duyên là do tự mình kết thành, tựa như mỗi người đều có thể gieo những hạt giống mình mong muốn, rồi sau đó thu hoạch. Đạo lý này nói lên “quả của hôm nay, hoàn toàn là Nhân của hôm qua.”
☘️ Duyên sanh – duyên diệt
Mọi sự trong đời đều theo duyên mà sanh, theo duyên mà diệt, do vậy hà tất phải chấp trước, thế gian không có sự vĩnh hằng bất diệt. Những gì vừa mới phát sanh, là sự hợp thành của vô số thời khắc sanh diệt không ngừng. Muốn níu kéo hoặc cản trở là chuyện không tưởng. Do vậy có sanh ắt có diệt, có khởi đầu ắt có kết thúc.
☘️ Nhà thiền có một câu chuyện rất thú vị. Hai sư Huynh đệ nọ trên đường du phương hóa độ, bỗng thấy một cô gái đang loay hoay tìm cách đi qua dòng suối chảy xiết. Người sư Huynh liền tiến tới hỏi: “Này cô! Cô có muốn tôi cõng cô qua bờ bên kia không?”. Cô gái vô cùng mừng rỡ gật đầu đồng ý. Sau khi qua con suối rồi, hai huynh đệ giã từ cô gái và tiếp tục cuộc hành trình. Đi được một đỗi đường, người sư đệ không kiềm chế được nữa bè bức xúc lên tiếng: “Sao sư huynh lại làm như vậy?”. Người sư huynh ngạc nhiên hỏi: “Làm chuyện gì?”. “Thì chuyện cõng cô gái hồi nãy đó, chúng ta là người xuất gia tu hành kia mà!” – người sư đệ hơi cáu gắt. Người sư huynh mỉm cười, vỗ vai người sư đệ: “Ta đã để cô gái ấy lại bên bờ suối rồi, sao sư đệ còn mang tới đây!”.
☘️ Sàn diễn cuộc đời
CON NGƯỜI sống giữa cuộc đời, nào khác gì những khán giả đang ngồi trong một sân khấu kịch, đưa mắt dõi theo một vỡ kịch không hồi kết.
Người có thể vượt trên ngoại vật, chính là vị khán giả hiểu được những gì đang diễn ra trước mắt chỉ là một vở kịch.
Người không thể vượt trên ngoại vật, sẽ bị kéo lên sàn diễn, đảm nhận một vai diễn trong vở kịch đó. Một người có trí tuệ khá, hiểu rằng mình đang tham gia vở kịch, sẽ không đặt hết tâm trí, tình cảm của mình vào đó, một khi bức màn sân khấu khép lại, anh ta có thể hoàn toàn quay về bản tính của mình….
Nhưng đối với kẻ thậm chí không biết mình đang tham gia vào một vở kịch, anh ta sẽ đặt hết tâm tư tình cảm của mình vào trong vai diễn, đến nổi đánh mất bản tính vốn có của mình mà không sao tự chủ lại được ??
Cái chết là sự chuyển đổi của một con người từ sàn diễn này qua một sàn diễn khác, trong vai của một diễn viên khác. Ở sàn diễn này, nhân vật đó xem như đã chết, nhưng ở sàn diễn khác, anh ta được xem là nhân vật chỉ vừa bước lên sân khấu.
Do vậy, cái chết chẳng có gì là bi ai, đáng sợ.
Cái chết không phải là sự kết thúc hoàn toàn của sinh mệnh, mà nó chỉ là sự chuyển đổi vai diễn và sàn diễn mà thôi.
Thân xác con người tuy đã chết, nhưng linh thức vẫn hiển nhiên tồn tại, chỉ có vật chất là đang chuyển dời!
KHI HIỂU ĐƯỢC cuộc đời như một sàn diễn, chúng ta tự nhiên đặt ra câu hỏi: “làm cách nào để không bị cuốn vào vai diễn ấy!”
☘️ Chánh niệm
Tất cả những gì chư vị học được hôm nay, chỉ là một dạng tri thức, chứ hoàn toàn không phải là sự đốn ngộ, tri thức ấy chư vị sàng lọc những gì phù hợp cho tâm, cần cần mẫn để tu tập, phải đến một ngày nào đó, bằng những sự trải nghiệm sau thời gian tu tập, các vị sẽ lãnh ngộ được hàm ý của Thiền.
Do vậy, thiền sinh không cần thiết phải hỏi ý kiến của tôi về con đường mình nên đi. Tất cả vấn đề mà chúng ta phải đối mặt, chính là nghiệp và sự khảo nghiệm của mỗi người trong kiếp sống này.
Giả dụ, nếu tôi giúp cho con của tôi tất thảy mọi vấn đề vấp phải, thì khác gì can ngăn con đường hoàn thiện bản thân của chúng. Chúng cần phải trải qua những khó khăn, mới biết cách chế ngự những điều cần phải chế ngự, mới không còn cái Tâm sợ hãi và trốn tránh. Do vậy, nếu ta giơ tay tiếp viện người chưa cầu cứu, chưa được sự đồng thuận thì đó hoàn toàn không phải là cách làm từ bi đối với mọi người.
☘️ Có một người bị phiền não ràng buộc, bèn đến pháp sư cầu đạo nhờ giải thoát. Vị pháp sư này lấy sợi dây thừng bảo anh ta “trói buộc phiền não cho ông xem.”. Anh ta nói không được. Lý do con người đã buộc Tâm của mình quá nhiều sự việc, trong đó cảm xúc, tư duy vô nghĩa chiếm một bộ phận lớn.
☘️ Ăn Cơm khi Ăn cơm ☘️
Hằng ngày, chúng ta dùng cơm chẳng có gì đặc biệt, vừa ăn cơm vừa xem tivi, vừa ăn cơm vừa lướt facebook, vừa ăn cơm vừa làm việc …
Nếu một ngày nào đó vì bệnh không thể ăn cơm, nằm trên giường bệnh, im lặng lắng nghe âm thanh mọi người dọn chén đũa, nhất định trong lòng sẽ dâng một cảm giác đặc biệt.
Ngay lúc ấy, bạn sữ phát hiện, giờ ăn cơm thật vui, cảm thụ được thì ra ăn cơm cùng mọi người lại có ý nghĩa như vậy. Không có ngày nằm trên giường bệnh, bạn sẽ không cảm nhận được âm thanh lách cách của chén bát lại vang dòn như vậy, nhưng suốt bao năm qua, chúng ta nào biết quý trọng nó.
Nghiêm trọng hơn các bậc phụ huynh ăn cơm cùng trẻ nhỏ nhưng vẫn mắc bệnh cắm mặt vào màn hình.
Do vậy, để sống tốt với giây phút hiện tại, Thiền tông có một câu nói: “Dưới bước chân”…
☘️ CON NGƯỜI sống giữa cuộc đời, nào khác gì những khán giả đang ngồi trong một sân khấu kịch, đưa mắt dõi theo một vỡ kịch không hồi kết.
Người có thể vượt trên ngoại vật, chính là vị khán giả hiểu được những gì đang diễn ra trước mắt chỉ là một vở kịch.
Người không thể vượt trên ngoại vật, sẽ bị kéo lên sàn diễn, đảm nhận một vai diễn trong vở kịch đó. Một người có trí tuệ khá, hiểu rằng mình đang tham gia vở kịch, sẽ không đặt hết tâm trí, tình cảm của mình vào đó, một khi bức màn sân khấu khép lại, anh ta có thể hoàn toàn quay về bản tính của mình….
Nhưng đối với kẻ thậm chí không biết mình đang tham gia vào một vở kịch, anh ta sẽ đặt hết tâm tư tình cảm của mình vào trong vai diễn, đến nổi đánh mất bản tính vốn có của mình mà không sao tự chủ lại được.
CÁI CHẾT là sự chuyển đổi của một con người từ sàn diễn này qua một sàn diễn khác, trong vai của một diễn viên khác. Ở sàn diễn này, nhân vật đó xem như đã chết, nhưng ở sàn diễn khác, anh ta được xem là nhân vật chỉ vừa bước lên sân khấu.
Do vậy, cái chết chẳng có gì là bi ai, đáng sợ.
Cái chết không phải là sự kết thúc hoàn toàn của sinh mệnh, mà nó chỉ là sự chuyển đổi vai diễn và sàn diễn mà thôi.
Thân xác con người tuy đã chết, nhưng linh thức vẫn hiển nhiên tồn tại, chỉ có vật chất là đang chuyển dời!
KHI HIỂU ĐƯỢC cuộc đời như một sàn diễn, chúng ta tự nhiên đặt ra câu hỏi: “làm cách nào để không bị cuốn vào vai diễn ấy!”
☘️ HOẠ HAY PHÚC
Tôi có một người bạn, anh ta than rất thảm, vừa gặp tai nạn nhập viện, tinh thần suy sụp, Một thời gian sau, anh ta nói lúc nằm viện lại rất hạnh phúc, anh được cô y tá động viên, cơ duyên cho 2 người có cảm tình, thời gian sau họ chung một mái nhà.
Anh nghĩ rằng tai nạn hôm ấy là điều may mắn để gặp cô.
Họ hạ sinh một cháu bé… không may, bị tật ở 2 chân. Trong lúc đau khổ, tuyệt vọng, lại nghĩ về thời khắc bị tai nạn và gặp cô y tá, đó là thời khắc của tai hoạ.
Thời gian trôi qua, bằng tình yêu thương của cha mẹ kèm nghị lực, đứa bé ấy là 1 trong vài người đại diện cho Hồng Kông đi thi Olympic cho người khuyết tật.
Tâm trạng anh một lần nữa rung động tột cùng, cuối cùng điều kỳ diệu cũng xảy ra với anh và gia đình anh!
?? Phật có câu: “Thần cũng ngươi mà quỉ cũng là ngươi”
Rốt cuộc, sau mỗi thời khắc, hoạ hay phúc đều do anh ta gán vào sự vật, sự vật ban đầu vốn dĩ Vô tính.
Khải Toàn Phong thuỷ
• Phong thuỷ học không phải là vạn năng, phong thủy có thể thay đổi đôi phần tài lộc công danh, tuyệt nhiên chính bản thân của người dụng phong thủy phải có cái nhân tài phú, nói cách khác, chính người đó phải đủ phước mới có thể bồi đắp. Mệnh gốc không có tài, vận hạn không gặp tài, tức không có cái nhân tài phú, làm sao có cái quả tài phú, chỉ có cách duy nhất là tu dưỡng tâm tánh và mở lòng bố thí giúp người mới có thể cải biến về sau. Cũng chính vì lý do này, khi các vị liên hệ Khải Toàn cần gửi trước sinh thần bát tự, để tra xem Khải Toàn đủ năng lực trợ duyên được hay không
| Mời theo dõi kênh “Khải Toàn Phong thủy” trên Youtube / Tik Tiok / Facebook |