⏰ 12h-20h | Facebook | Youtube | Liên hệ
xem phong thuỷ nhà
liên hệ
Tý
Sửu
Sửu
Dần
Dần
Mão
Mão
Thìn
Thìn
Tỵ
Tỵ
Ngọ
Ngọ
Mùi
Mùi
Thân
Thân
Dậu
Dậu
Tuất
Tuất
Hợi
Hợi
HOÁ GIẢI
Học phong thủyNhà vận 9
thẻ may mắn giảm hạn
tử vi cải vận mệnh khuyết
tử vi cải vận mệnh khuyết
tử vi cải vận mệnh khuyết
tử vi cải vận mệnh khuyết

Thẻ may mắn  tuổi phạm tam tai 2024 tuổi phạm thái tuế 2024
Mời Đăng ký học phong thuỷ vào 9 & 19 giảm 20 – 30%

Tuổi phạm Tam Tai 2024 | Tuổi phạm Thái tuế 2024 | Pháp khí cho bàn thờ Thần tàiHọc cải vận mệnh | Xem Phong thủy  | Hướng nhà hợp tuổi | Học Phong thủy   Khai vận – may mắn  Phi tinh năm 2024 hóa hung đón cát
thầy phong thuỷ giỏi tphcm
gia chủ xem phong thủy của thầy Khải Toàn

Phong thủy nhà hướng Tây Nam theo Huyền không phi tinh

Nhà hướng Tây Nam, tọa là Đông Bắc, tức cuối nhà là Đông Bắc thuộc Thổ, nếu hướng nhà ở Thân tọa là Dần hợp với những ai mệnh khuyết Mộc, hướng nhà ở Mùi – Khôn, tọa nhà sẽ là Cấn, Sửu hợp với ai mệnh thiếu Thổ. Tọa nhà có ngũ hành hợp với Bát tự cho thêm vài điểm cộng. Nhà hướng Tây Nam thuộc 3 cung Mùi Khôn Thân, tức ngày tháng năm có Mùi hoặc Thân không phải ngày tốt cho việc chọn ngày lành.
Tính đơn giản, nhà hướng Tây Nam thuộc hành Thổ, hướng Tây Nam hợp với Tây tứ mệnh, các phương pháp này mang tính chất tham khảo, không áp dụng cho các quẻ Huyền Không Phi tinh, vì HKPT là một môn đòi hỏi sự tính toán phức tạp hơn, mời các bạn cùng theo dõi. Dữ liệu đầu tiên ta phải có là tọa độ chính xác một ngôi nhà, hướng Tây Nam thì rất chung chung, vì một hướng có 3 sơn, một sơn có 15 độ, hướng Tây Nam từ 203 đến 247 độ, hướng Tây Nam có 3 sơn: Mùi – Khôn – Thân, để biết các đo tọa độ các bạn vào kênh tìm video “Hướng dẫn đo tọa độ và phân cung trong Phong thủy nhà” xem qua, video hướng dẫn đo tọa độ nhà phố và nhà căn hộ. [thầy Khải Toàn]

Lập quẻ phong thủy nhà hướng Tây Nam theo Huyền không phi tinh, có thể luận được thời điểm cát hung của một mảnh đất, của những thành viên trong gia đình. Nắm bắt được sự di chuyển các ngôi sao vào 9 phương vị trên Tinh bàn, ta có thể bày trí đồ vật, màu sắc theo quẻ HKPT, giúp ngôi nhà hoặc mảnh đất giảm hung, tăng cát lợi.
Lập được quẻ ngôi nhà, không nhất thiết phải dùng những vật phẩm cầu kỳ, có thể dùng vài bức tranh, một tấm thảm, sơn lại màu sắc, vẫn có thể ứng nghiệm.

 

van_so_cai_Van_thay_Khai_Toan

Văn tự trên website này trình bày quẻ chính hướng, mời các vị xem các quẻ nhà hướng Tây Nam còn lại theo Huyền không phi tinh trong video trên kênh youtube Khải Toàn Phong thủy.

_

Phong thủy nhà hướng Tây Nam theo Huyền không phi tinh

Hướng Tây Nam trong Hậu Thiên Bát Quái quẻ Khôn thuộc Thổ, đại diện người mẹ, đại diện Nữ gia chủ hoặc Nữ giám đốc, cửa nhà hướng Tây Nam đại biểu cho Nữ gia chủ thường xuyên vắng nhà, nếu hướng Tây Nam bị khuyết góc đại diện vận trình Nữ gia chủ bất lợi.    Dựa vào dụng thần mệnh khuyết, bày trí đồ vật không phù hợp lá số của Nữ gia chủ cũng có thể gây bất lợi hoặc không thoải mái khi về nhà.         Bát tự mệnh khuyết là gì, ví dụ người nữ sinh mùa Hè tháng Tỵ Ngọ Mùi thường khuyết Thủy, sinh mùa Xuân tháng Dần Mão thường khuyết Kim, sinh mùa Đông tháng Hợi Tý Sửu thường khuyết Hỏa và sinh mùa Thu tháng Thân Dậu thường khuyết Mộc.

Cung tốt trong Huyền không phi tinh nên dùng làm: phòng ngủ, phòng làm việc, két sắt, phòng đọc sách, phòng khách, nhà bếp hoặc các nơi thường tại vị.

huyen khong phi tinh cung tot
• Nhà hướng Tây Nam Sửu sơn Mùi hướng từ  204 > 217 độ

Các cung tốt: Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc . Cung không tốt: hướng Đông, Đông Nam, Trung cung


• Nhà hướng Tây Nam, Cấn sơn Khôn hướng từ 218 > 232 độ

Các cung tốt: Tây Nam, Đông Bắc, Đông Nam . Cung không tốt: hướng Tây, tây Bắc, Trung cung


 

• Nhà hướng Tây Nam từ 233 > 235 & 244 > 245 độ là quẻ Khiêm

Các cung tốt hướng Bắc, Đông Bắc, Đông . Cung không tốt: hướng Nam, Tây Nam, Tây


• Nhà hướng Tây Nam, Dần sơn Thân hướng 236 >243 độ

Các cung tốt: Tây Nam, Đông Bắc, Đông Nam . Cung không tốt: hướng Tây, tây Bắc, Trung cung


_

2 Tay Nam 1- 204 den 217

Xem Phong thủy nhà hoặc hộ kinh doanh (Khi liên hệ xin các vị mở lòng kiên nhẫn)

Nếu các vị kiên nhẫn, chịu khó, mọi thông tin Khải Toàn chia sẻ trên Website/Youtube/TikTok… khá đầy đủ để các vị tự tra Phong thủy lý khí, Phong thủy Loan đầu, Dụng thần Bát tự, Cửu cung phi tinh, cách chọn nhà có phong thủy tốt…

Các vị cũng có thể bỏ ra một mức phí để mời thầy xem (đủ duyên sẽ nhận), trên tất cả Khải Toàn mong chư vị hiểu, bản thân các vị cần có tâm thái lạc quan, lòng hướng thiện, mới có thể dụng phong thủy hiệu quả.

• Mời xem chi tiết https://phongthuycaivan.org/xem-phong-thuy/


Các vật dụng phổ biến theo từng ngũ hànhdo vat theo ngu hanh2


 

Tóm tắt Huyền không phi tinh

– Số 9 ở phương trên tức hướng NAM. Vì phương NAM nóng, thuộc quẻ Ly – Hỏa nên số 9 mang hành Hỏa.
– Số 3 nằm bên trái thuộc phương ĐÔNG. Vì phương ĐÔNG là quẻ CHẤN – Mộc, nên số 3 mang hành Mộc.
– Số 7 nằm bên phải thuộc phương TÂY. Vì phương TÂY là quẻ ĐOÀI – Kim, nên số 7 mang hành Kim.
– Số 2 là phía bên phải, nên nằm tại phía TÂY NAM. Vì phía TÂY NAM thuộc quẻ KHÔN – Thổ, nên số 2 mang hành Thổ.
– Số 4 là phía bên trái, nện nằm tại phía ĐÔNG NAM. Vì ĐÔNG NAM thuộc quẻ TỐN – Mộc, nên số 4 mang hành Mộc.
– Số 6 là “chân” bên phải, nên nằm tại phía TÂY BẮC. Vì TÂY BẮC thuộc quẻ CÀN – Kim, nên số 6 có hành Kim.
– Số 8 là “chân” bên trái, nên nằm tại phía ĐÔNG BẮC. Vì phía ĐÔNG BẮC thuộc quẻ CẤN – Thổ, nên số 8 mang hành Thổ.
– Số 1 nằm ở dưới nên thuộc hướng BẮC. Vì phương Bắc hàn lạnh, thuộc quẻ Khảm-Thủy nên số 1 mang hành Thủy.
– Số 5 nằm ở chính giữa (tức trung cung). Vì trung cung là nơi phát sinh và cũng là nơi kết thúc của vạn vật, nên trung cung thuộc hành Thổ. Vì thế nên số 5 cũng mang hành Thổ.

 

Huong-nha-hop-tuoi


Đặc Tính Cửu Tinh Trong Huyền Không Phi tinh

Huyền Không phi tinh dựa vào tính chất và sự di chuyển của 9 sao (tức Cửu tinh hay 9 số) mà đoán định họa, phúc của từng căn nhà (dương trạch) hay từng phần mộ (âm trạch). Do đó, biết được tính chất của từng sao, cũng như quỹ đạo vận hành của chúng là điều căn bản cần thiết cho tất cả những ai muốn tìm hiểu hay nghiên cứu về Huyền không học. Cho nên trước khi đi vào những nguyên lý căn bản của Huyền không học thì cần phải biết sơ qua về tính chất của Cửu tinh.

Cuu cung BAT QUAI 2

Cửu tinh: tức là 9 con số, từ số 1 tới số 9, với mỗi số đều có tính chất và Ngũ hành riêng biệt, đại lược như sau:

Số 1: còn gọi là sao Nhất Bạch hoặc Tham Lang: có những tính chất như sau:

• Về Ngũ Hành: thuộc Thủy
• Về màu sắc: thuộc màu trắng
• Về cơ thể: là thận, tai và máu huyết
• Về người: là con trai thứ trong gia đình.
• Về tính chất: nếu vượng hay đi với những sao 4, 6 thì chủ về văn tài xuất chúng, công danh, sự nghiệp thăng tiến. Nếu suy, tử thì mắc bệnh về thận và khí huyết, công danh trắc trở, bị trộm cướp hay trở thành trộm cướp.

Số 2: còn gọi là sao Nhị Hắc hay Cự Môn, có những tính chất sau:

• Về Ngũ hành: thuộc Thổ.
• Về màu sắc : thuộc màu đen.
• Về cơ thể: là bụng và dạ dày.
• Về người: là mẹ hoặc vợ trong gia đình.
• Về tính chất: nếu vượng thì điền sản sung túc, phát về võ nghiệp, con cháu đông đúc. Suy thì bệnh tật liên miên, trong nhà xuất hiện quả phụ.

 Số 3: còn gọi là sao Tam Bích hay Lộc Tồn, có những tính chất sau:

• Về Ngũ hành: thuộc Mộc.
• Về màu sắc: thuộc màu xanh lá cây.
• Về cơ thể: mật, vai và 2 tay.
• Về người: là con trai trưởng trong gia đình.
• Về tính chất: nếu vượng thì con trưởng phát đạt, lợi cho kinh doanh, vợ cả tốt. Nếu suy thì khắc vợ và hay bị kiện tụng, tranh chấp.

Số 4: còn gọi là sao Tứ Lục hoặc Văn Xương, có những tính chất sau:

• Về Ngũ hành: thuộc Mộc.
• Về màu sắc: thuộc màu xanh dương (xanh nước biển).
• Về cơ thể: gan, đùi và 2 chân.
• Về người: là con gái trưởng trong gia đình.
• Về tính chất: nếu vượng hoặc đi với sao Nhất Bạch thì văn chương nổi tiếng, đỗ đạt cao, con gái xinh đẹp, lấy chồng giàu sang. Nếu suy, tử thì trong nhà xuất hiện người dâm đãng, phiêu bạt đó đây, bệnh về thần kinh.

Số 5: còn gọi là sao Ngũ Hoàng, có những tính chất sau:

• Về Ngũ Hành: thuộc Thổ.
• Về màu sắc: thuộc màu vàng.
• Về cơ thể và con người: không.
• Về tính chất: nếu vượng thì tài lộc, nhân đinh đều phát, phú quý song toàn. Nếu suy thì chủ nhiều hung họa, bệnh tật, tai nạn, chết chóc…

Số 6: còn gọi là sao Lục Bạch hoặc Vũ Khúc: có những tính chất sau:

• Về Ngũ hành: thuộc Kim.
• Về màu sắc: thuộc màu trắng, bạc.
• Về cơ thể: đầu, mũi, cổ, xương, ruột già.
• Về người: là chồng hoặc cha trong gia đình.
• Về tính chất: nếu vượng hoặc đi với sao Nhất Bạch thì công danh hiển hách, văn võ song toàn. Nếu suy thì khắc vợ, mất con, lại hay bị quan tụng, xương cốt dễ gãy.

Số 7: còn gọi là sao Thất Xích hoặc Phá Quân: có những tính chất sau:

• Về Ngũ hành: thuộc Kim.
• Về màu sắc: thuộc màu đỏ.
• Về cơ thể: phổi, miệng, lưỡi.
• Về người: là con gái út trong gia đình.
• Về tính chất: nếu vượng thì hoạnh phát về võ nghiệp hoặc kinh doanh. Nếu suy thì bị trộm cướp hay tiểu nhân làm hại, đễ mắc tai họa về hỏa tai hay thị phi, hình ngục.

Số 8: còn gọi là sao Bát Bạch hoặc Tả Phù: có những tính chất sau:

• Về Ngũ hành: thuộc Thổ.
• Về màu sắc: thuộc màu trắng.
• Về cơ thể: lưng, ngực và lá lách.
• Về người: là con trai út trong gia đình.
• Về tính chất: nếu vượng thì nhiều ruộng đất, nhà cửa, con cái hiếu thảo, tài đinh đều phát. Nếu suy thì tổn thương con nhỏ, dễ bị ôn dịch.

Số 9: còn gọi là sao Cửu tử hay Hữu Bật, có những tính chất sau:

• Về Ngũ hành: thuộc Hỏa.
• Về màu sắc: màu đỏ tía.
• Về cơ thể: mắt, tim, ấn đường.
• Về người: con gái thứ trong gia đình.
• Về tính chất: nếu vượng thì nhiều văn tài, quý hiển sống lâu. Nếu suy thì bị hỏa tai, hoặc tai họa chốn quan trường, bị thổ huyết, điên loạn, đau mắt, sinh đẻ khó khăn.


 

Trong những lý luận tương khắc chỉ là sự tương tác giữa những vật thể với nhau để đi đến sự sinh hay hủy diệt. Như vậy, trong nguyên lý tương sinh, tương khắc của Ngũ hành, người xưa đã bao hàm cả triết lý sự sống là bắt nguồn từ Trời (Thượng Đế), nhưng trường tồn hay hủy diệt là do vạn vật trên trái đất quyết định mà thôi. Ngoài ra, nó cũng bao hàm hết cả quá trình Sinh – Vượng – Tử – Tuyệt của vạn vật rồi vậy.

– KIM sinh THỦY
– THỦY sinh MỘC
– MỘC sinh HỎA
– HỎA sinh THỔ
– THỔ sinh KIM.

– KIM khắc MỘC.
– MỘC khắc THỔ.
– THỔ khắc THỦY.
– THỦY khắc HỎA.
– HỎA khắc KIM.

Nguyên lý của Ngũ hành phản sinh là:
– Kim cần có Thổ sinh, nhưng Thổ nhiều thì Kim bị vùi lấp.
– Thổ cần có Hỏa sinh, nhưng Hỏa nhiều thì Thổ thành than.
– Hỏa cần có Mộc sinh, nhưng Mộc nhiều thì Hỏa bị nghẹt.
– Mộc cần có Thủy sinh, nhưng Thủy nhiều thì Mộc bị trôi dạt.
– Thủy cần có Kim sinh, nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục.

Ngũ hành phản khắc

Khác với quy luật phản sinh, Ngũ hành phản khắc là khi một hành bị khắc, nhưng do lực của nó qúa lớn, khiến cho hành khắc nó đã không thể khắc được mà lại còn bị thương tổn, gây nên sự phản khắc.

Nguyên lý của Ngũ hành phản khắc là:
– Kim khắc được Mộc, nhưng Mộc cứng thì Kim bị gãy.
– Mộc khắc được Thổ, nhưng Thổ nhiều thì Mộc bị gầy yếu.
– Thổ khắc được Thủy, nhưng Thủy nhiều thì Thổ bị trôi dạt.
– Thủy khắc được Hỏa, nhưng Hỏa nhiều thì Thủy phải cạn.
– Hỏa khắc được Kim, nhưng Kim nhiều thì Hỏa sẽ tắt.

ngu_hanh - Copy


Nhất Bạch 
11 : Đào hoa, vượng ứng với quan tinh, chủ văn xương, độc thư, thông minh, văn tài xuất chúng. Suy ứng với tai máu thận suy, di tinh tiết huyết, dâm đãng, x ảy thai, bất đắc chí.
12 : Dễ mắc bệnh dạ dày, ruột, bệnh thận, tai máu, nữ mắc phụ khoa, đẻ non, sảy thai. Trung nam không thuận phải ly tổ bôn ba, quan lộc bị x âm hại.
13 : Tranh chấp, quan phi, đạo tặc, phá tài
14 : Ra ngoài có lợi, dễ thăng chức, văn chương phát quý nổi danh, tài vượng, phụ nữ sang quý. Nếu suy sinh dâm đãng.
15 : Tổn hại nhân đinh, dễ mắc bệnh thận, tai máu, trung nam bị tổn hại.
16 : Phú quý cát lợi, văn tài thông minh, hãm thì dâm loạn
17 : Đào hoa, ra ngoài cát lợi. Nếu hãm thì thương tích, thị phi, tham luyến tửu sắc.
18 : Phạm bệnh tật tai máu, trung nam bất lợi tha hương lưu lạc.
19 : Thuỷ hoả không dung, phạm bệnh tật mắt, tinh thần, trước tốt sau x ấu.

Nhị Hắc

21 : Nữ bệnh phụ khoa, tràng vị, nam mắc bệnh tai máu thận, trung nam tổn hại.
22 : Bệnh tật, nữ bệnh phụ khoa, nam mắc bệnh đường ruột. Đắc v ận thì giàu có.
23 : Cách Đấu Ngưu sát chủ quan phi, kiện tụng, khẩu thiệt. Mẹ già tổn hại.
24 : Bất hoà, bệnh phong hàn, khẩu thiệt, kiện tụng, sinh nở khó, hại mẹ già.
25 : Tổn thất nhân đinh, cô quả, mẹ nhiều bệnh.
26 : Đất đai vượng phát, tăng tài, buôn bán phát đạt.
27 : Tiến tài, nhiều hỷ sự, nếu hãm phạm đào hoa, khẩu thiệt, tán tài.
28 : Cách hợp thập chủ cát lợi, dễ đi xa
29 : Sinh đẻ nhiều, nếu v ượng chủ văn tài, thất v ận phòng bệnh tật, sinh người ngu đần.

Tam Bích

31 : Thị phi khẩu thiệt tranh đấu phá tài. Nếu đắc lệnh thì phát quý.
32 : Cách Đấu Ngưu sát chủ thị phi tranh đấu đạo tặc, hại mẹ già, bệnh đường ruột.
33 : Quan phi, thị phi, đạo tặc, đắc lệnh thì phú quý.
34 : Đào hoa, kiếp tặc hại cho nữ. Đắc lệnh văn tài phú quý nổi danh.
35 : Hại tì vị, chủ nhân bất an, hại cho trưởng nam.
36 : Trưởng nam bất lợi, quan phi, thương tích chân tay, đắc lệnh thì quyền uy, phát văn tài.
37 : Phá tài, kiếp đạo, dâm đãng, hại trưởng nam
38 : Bất lợi nhiều bệnh tật, phá tài, tuyệt hậu
39 : Thông minh tiến tài, sinh quý tử

Tứ Lục

41 : Đào hoa dâm đãng, nếu sinh vượng thì xuất ngoại thành danh, v ăn tài xuất chúng
42 : Bệnh tật tỳ vị, hại mẹ già.
43: Dâm loạn, đạo tặc, hại thiếu nữ
44 : Đào hoa, ly tổ, sinh v ượng thì có quý nhân phù trợ, văn tài thành danh.
45 : Nhiều bệnh tốn tài. Sinh vượng thì nhà cửa hưng v ượng
46 : Trước lành sau x ấu, khó sinh, bất lợi trưởng nữ
47 : Cô qủa bất hoà, nạn đao thương thổ huyết, hại trưởng nữ. Sinh vượng thì xuất hiện giai nhân tài sắc
48 : Tổn tài, hại thiếu nam, bệnh phong tật thấp khớp, đào hoa. Tốt lành tiến tài, lợi điền sản.
49 : Sinh quả phụ, đào hoa. Sinh vượng thì Mộc Hoả thông minh, xuất hiện danh sĩ.

Ngũ Hoàng

51 : Tổn nhân đinh, hại trung nam nhiều bệnh tật, bệnh tai máu thận.
52 : Sinh cô quả phụ, nhiều bệnh, bệnh tỳ vị.
53 : Hại trưởng nam, phá tài, nhiều bệnh tật
54 : Phá tài, hại nhân khẩu, bệnh tật
55 : Rất x ấu chủ bệnh tật, hao người tốn của
56 : Nếu sinh vượng thì rất tốt
57 : Bệnh tật, kiếp đạo, đắc thì tiến tài nhiều hỷ sự
58 : Bất lợi thiếu nam, đắc thì cát chủ hoạnh phát tài
59: Sinh nở khó, bệnh tật, thương vong, ăn chơi phá tài

Lục Bạch

61 : Đào hoa dâm loạn, sinh nở khó. Đắc thì quan lộc hanh thông
62 : Bệnh tật, phụ khoa, tổn tài
63 : Tai nạn, bất an, hại trưởng nam
64 : Ly tán, tai nạn, bất an, hại trưởng nữ
65 : Bệnh tinh thần, đắc thì phát tài
66 : Hại trưởng nam, người già, đắc thì quan vận tốt, quyền hành, văn tài xuất hiện.
67 : Đao kiếm sát phạm đao thương, tổn tài, thị phi quan tụng
68 : Đại cát nhiều hỷ sự, lợi quan lộc
69 : Bệnh phế huyết hoả tai, hại cho cha già

Thất Xích

71 : Kim thuỷ đa tình đào hoa, ly hương xuất ngoại, tổn hại lục súc
72 : Khẩu thiệt thị phi hoả tai. đắc vận thì hợp thành Hoả tiên thiên lợi nhị hắc nên phát tài.
73 : Thương trưởng nam, bội nghĩa, thị phi, bệnh tật, quan phi
74 : Hại trưởng nữ, đao thương, bệnh thần kinh
75 : Nhiều bệnh bất an, tửu sắc phá tài
76 : Đao kiếm sát, tổn tài, sinh nhiều nữ
77 : Tổn tài, thị phi. Sinh vượng thì hỷ sự phát tài, sinh nhiều nữ
78 : Cầu tài danh đều lợi, nam nữ đa tình
79 : Tai nạn bệnh tâm khí, hại cho nữ nhỏ

Bát Bạch

81 : Hại trung nam, bệnh tai máu thận
82 : Bệnh tật, hại mẹ già, thiếu niên lao khổ, sinh vượng thì phát tài chủ tốt
83 : Bất lợi, ly hôn, hại thiếu nam
84 : Cô quả, khó sinh nở, hại thiếu nam
85 : Bệnh tật, tai nạn, hại thiếu nam
86 : Văn tài, thông minh cát lợi, sinh quý tử
87 : Sinh v ượng thì tốt cho thiếu nam, thiếu nữ, tài lộc vượng
88 : Đại cát, sinh nhiều con trai
89 : Đinh tài đều vượng nhiều hỷ sự

Cửu Tử

91 : Cách Thuỷ Hoả Ký Tế lợi văn chương, có nhiều danh vọng, công danh tốt.
92 : Phạm bệnh tật, bệnh mắt, phụ khoa
93 : Quan phi khẩu thiệt. Nếu sinh vượng sinh văn sĩ
94 : Đào hoa, hao tài
95 : Nhiều bệnh tật, hoả tai
96 : Sinh bệnh tật, bệnh não, thổ huyết, quan hình
97 : Phá tại, hại thiếu nữ, quan phi khẩu thiệt
98 : Cát lành hỷ sự
99 : Bệnh mắt bệnh thần kinh, sinh vượng thì tốt


Sơn, Hướng, và Nguyên Long

24 Sơn, 8 Hướng trên la bàn

Hậu thiên Bát quái của Văn Vương được chia làm 8 hướng đều nhau, với mỗi hướng đi liền với một số của Cửu tinh: hướng BẮC (số 1), ĐÔNG BẮC (số 8), ĐÔNG (số 3), ĐÔNG NAM (số 4), NAM (số 9), TÂY NAM (số 2), TÂY (số 7) , TÂY BẮC (số 6). Riêng số 5 vì nằm ở chính giữa (trung cung) nêm không có phương hướng. Đem áp đặt Hậu thiên Bát quái lên la bàn gồm 360 độ, thì mổi hướng (hay mỗi số) sẽ chiếm 45 độ trên la bàn.

Vào thời kỳ phôi phai của học thuật Phong thủy (thời nhà Chu), việc phân chia la bàn thành 8 hướng như vậy đã được kể là quá tinh vi và chính xác. Nhưng sau này, khi bộ môn Phong thủy đã có những bước tiến vượt bậc dưới thời Đường – Tống, khoảng cách 45 độ được xem là quá lớn và sai lệch qúa nhiều. Để cho chính xác hơn, người ta lại chia mổi hướng ra thành 3 sơn đều nhau, mổi sơn chiếm 15 độ. Như vậy trên la bàn lúc này đã xuất hiện 24 sơn. Người ta lại dùng 12 Địa Chi, 8 Thiên Can (đúng ra là 10, nhưng 2 Can Mậu-Kỷ được quy về trung cung cho Ngũ Hoàng nên chỉ còn 8 Can) và 4 quẻ Càn-Khôn- Cấn-Tốn mà đặt tên cho 24 sơn như sau:

Hướng Địa nguyên long Thiên nguyên long Nhân nguyên long
số 1: BẮCGồm 3 sơn NHÂM (+) (-) QUÝ (-)
số 2 TÂY NAM3 sơn MÙI (-) KHÔN (+) THÂN (+)
số 3 ĐÔNG3 sơn GIÁP (+) MÃO (-) ẤT (-)
số 4 ĐÔNG NAM3 sơn THÌN (-) TỐN (+) TỴ (+)
số 5 TRUNG CUNG 
số 6 TÂY BẮC: 3 sơn TUẤT (-) CÀN (+) HỢI (+)
số 7 TÂY: 3 sơn CANH (+) DẬU (-) TÂN (-)
số 8 ĐÔNG BẮC3 sơn SỬU (-) CẤN (+) DẦN (+)
số 9 NAM3 sơn BÍNH (+) NGỌ (-) ĐINH (-)
Tam nguyên long bao gồm: ĐỊA NGUYÊN LONG THIÊN NGUYÊN LONG NHÂN NGUYÊN LONG
sơn dương  (+) GIÁP, CANH, NHÂM, BÍNH CÀN, KHÔN, CẤN, TỐN DẦN, THÂN, TỴ, HỢI
sơn âm (-) THÌN, TUẤT, SỬU, MÙI TÝ, NGỌ, MÃO, DẬU ẤT, TÂN, ĐINH, QUÝ

Mỗi sơn được xác định với số độ chính giữa như: sơn BÍNH tại 165 độ; NGỌ 180 độ; ẤT 105 độ; SỬU 30 độ… các bạn nhìn vào đồ hình.

Cuu cung 2b

Phần trên là tọa độ chính giữa của 24 sơn. Từ tọa độ đó người ta có thể tìm ra phạm vi của mổi sơn chiếm đóng trên la bàn, bằng cách đi ngược sang bên trái, cũng như sang bên phải của tọa độ trung tâm, mỗi bên là 7 độ 5 (vì phạm vi mổi sơn chỉ có 15 độ). Chẳng hạn như hướng MÙI có tọa độ trung tâm là 210 độ. Nếu đi ngược sang bên trái 7 độ 5 (tức là trừ đi 7 độ 5) thì được 202 độ 5. Sau đó từ tọa độ trung tâm là 210 độ lại đi thuận qua phải 7 độ 5 (tức là cộng thêm 7 độ 5) thì được 217 độ 5. Như vậy phạm vi sơn MÙI sẽ bắt đầu từ 202 độ 5 và chấm dứt tại 217 độ 5 trên la bàn.  [Thầy Khải Toàn]


 

Tam Nguyên, Cửu Vận

 

Một căn nhà có thể được xây dựng trên 1 mảnh đất có địa thế tốt (hoặc xấu), nhưng không phải vì thế mà nó sẽ tốt (hay xấu) vĩnh viễn, mà tùy theo biến đổi của thời gian sẽ đang từ vượng chuyển sang suy, hay đang từ suy chuyển thành vượng. Đó là lý do giải thích tại sao có nhiều gia đình khi mới vào ở 1 căn nhà thì làm ăn rất khá, nhưng 5, 10 năm sau lại bắt đầu suy thoái dần.

Khác với những trường phái Phong thủy được lưu hành từ trước tới nay như Loan đầu, Mật tông, Bát trạch… Huyền không chẳng những dựa vào địa thế và hình cục trong, ngoài, mà còn dựa vào cả yếu tố thời gian để đoán định sự vượng, suy, được, mất của âm-dương trạch.

Hay có những gia đình sau bao nhiêu năm sống trong 1 căn nhà nghèo khổ, bỗng tới lúc con cái ăn học thành tài, gia đình đột nhiên phát hẳn lên… Cho nên đối với Phong thủy Huyền Không thì không những chỉ là quan sát địa hình, địa vật bên ngoài, cấu trúc, thiết kế bên trong căn nhà, mà còn phải nắm vững từng mấu chốt của thời gian để đoán định từng giai đoạn lên, xuống của 1 trạch vận (nhà ở hay phần mộ). Nhưng thời gian là 1 chuyển biến vô hình, chỉ có đi, không bao giờ trở lại, thế thì lấy gì làm căn mốc để xác định thời gian? Để giải quyết vấn đề này, người xưa đã dùng cách chia thời gian ra thành từng Nguyên, Vận. Nguyên là 1 giai đoạn dài khoảng 60 năm hay 1 Lục thập Hoa Giáp. Mỗi Nguyên lại được chia thành 3 vận, mỗi vận kéo dài khoảng 20 năm. Mặt khác, cổ nhân còn định ra Tam Nguyên là:

– Thượng Nguyên: bao gồm 3 vận 1, 2, 3.
– Trung Nguyên: bao gồm 3 vận 4, 5, 6.
– Hạ Nguyên : bao gồm 3 vận 7, 8, 9.

Như vậy, Tam Nguyên Cửu Vận tức là 3 Nguyên: Thượng, Trung, Hạ, trong đó bao gồm 9 Vận, từ Vận 1 tới Vận 9. Tổng cộng là chu kỳ 180 năm, cứ từ Vận 1 (bắt đầu vào năm GIÁP TÝ) đi hết 3 Nguyên (tức 9 Vận) rồi lại trở về Vận 1 Thượng Nguyên lúc ban đầu. Cứ như thế xoay chuyển không ngừng. Còn sở dĩ người xưa lại dùng chu kỳ 180 năm (tức Tam Nguyên Cửu Vận) làm mốc xoay chuyển của thời gian là vì các hành tinh trong Thái Dương hệ cứ sau 180 năm lại trở về cùng nằm trên 1 đường thẳng. Đó chính là năm khởi đầu cho Vận 1 của Thượng Nguyên. Dùng đó làm mốc để tính thời gian, người ta có thể suy ra Tam Nguyên Cửu Vận gần đây nhất là:

THƯỢNG NGUYÊN:
* Vận 1: từ năm 1864- 1883 –  Vận 2: từ năm 1884- 1903 – Vận 3: từ năm 1904- 1923.

TRUNG NGUYÊN :
* Vận 4: từ năm 1924- 1943 – Vận 5: từ năm 1944- 1963 – Vận 6: từ năm 1964- 1983

HẠ NGUYÊN:
* Vận 7: từ năm 1984- 200 – Vận 8: từ năm 2004- 2023 – Vận 9: từ năm 2024- 2043

Như vậy, năm 2043 là năm cuối cùng của vận 9 Hạ Nguyên. Cho nên vào năm 2044 (tức năm GIÁP TÝ) thì lại trở về vận 1 của Thượng Nguyên, cứ như thế xoay chuyển mãi không ngừng. Điều quan trọng cho những ai mới học Huyền Không phi tinh là phải biết rõ năm nào thuộc Vận và Nguyên nào. Chẳng hạn như năm 1980 là thuộc về vận 6 Trung Nguyên, vì nó nằm trong giai đoạn từ năm 1964-1983. Hoặc như năm 1991 là thuộc về vận 7 Hạ Nguyên, vì nó nằm trong giai đoạn từ năm 1984- 2003. Cho nên những nhà cửa hay phần mộ xây trong năm 1991 đều thuộc về vận 7 Hạ Nguyên, hay những nhà xây năm 1980 đều thuộc về vận 6 Trung Nguyên. Có nắm vững được điều này thì mới có thể thiết lập trạch vận cho nhà cửa hay mộ phần được.  [Thầy Khải Toàn]

Vượng Sơn, Vượng Hướng

Sau khi đã thiết lập được tinh bàn (hay trạch vận) cho 1 căn nhà thì điều trước tiên là phải xác định được những khu vực nào có sinh –vượng khí, cũng như những khu vực nào có suy – tử khí của căn nhà đó. Điều này cũng rất dễ dàng, vì chỉ cần căn cứ vào thời điểm lúc đang coi Phong thủy cho căn nhà là thuộc vận nào, rồi lấy vận đó làm chuẩn mốc. Kế đó nhìn vào hết 9 cung của trạch bàn. Hễ thấy cung nào có Hướng tinh cùng 1 số với đương Vận (tức vận hiện tại) thì khu vực đó được xem là có VƯỢNG KHÍ. Những cung nào có 2 số tiếp theo sau vượng khí thì được xem là có SINH KHÍ. Những cung nào có số trước số của vượng khí thì bị coi là có SUY KHÍ. Còn những cung nào có những số trước vượng khí từ 2 số trở lên thì đều bị coi là có TỬ KHÍ. Những điều này được áp dụng cho cả Hướng tinh lẫn Sơn tinh, còn Vận tinh thì không mấy quan trọng nên không cần phải xét tới.

VƯỢNG KHÍ: Hướng tinh cùng 1 số với đương Vận (tức vận hiện tại) thì khu vực đó được xem là có VƯỢNG KHÍ
SINH KHÍ: Những cung nào có 2 số tiếp theo sau vượng khí thì được xem là có SINH KHÍ
SUY KHÍ: Những cung nào có số trước số của vượng khí thì bị coi là có SUY KHÍ
TỬ KHÍ: Còn những cung nào có những số trước vượng khí từ 2 số trở lên thì đều bị coi là có TỬ KHÍ

Ví dụ Vận 8:
VƯỢNG KHÍ: 8
SINH KHÍ: 9-1
SUY KHÍ: 7
TỬ KHÍ: 6-5-4-3-2

Ví dụ Vận 9:
VƯỢNG KHÍ: 9
SINH KHÍ: 1-2
SUY KHÍ: 8
TỬ KHÍ: 7-6-5-4-3


 

Phương Pháp Lập Tinh Bàn

Muốn lập tinh bàn (hay trạch vận) cho 1 căn nhà (hay 1 ngôi mộ) thì vấn đề trước tiên là phải biết căn nhà hay ngôi mộ đó được xây dựng trong năm nào, tháng nào? Rồi dựa vào bảng Tam Nguyên Cửu Vận gần đây nhất mà xác định nhà đó thuộc vận nào? Thí dụ như 1 căn nhà được xây xong vào tháng 6 năm 1984. Nếu nhìn vào bảng Tam Nguyên Cửu Vận gần đây thì thấy Vận 7 bắt đầu từ 1984 và kết thúc vào cuối năm 2003, cho nên biết nhà đó thuộc vận 7 Hạ Nguyên.

Nhưng vấn đề xác định nhà thuộc vận nào trở nên rắc rối và phức tạp khi 1 căn nhà đã được xây xong khá lâu, sau đó được chủ nhà tu sửa hay xây lại nhiều lần. Hoặc sau khi xây xong thì căn nhà đã được đổi chủ… Đối với những căn nhà trên thì việc xác định căn nhà thuộc vận nào là phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:

– Nếu sau khi vào ở 1 thời gian rồi chủ nhà hoặc là dỡ mái lợp lại (nếu là nhà trệt), hoặc là tu sửa quá 1/3 diện tích căn nhà, hoặc là đập đi xây mới thì căn nhà sẽ không còn thuộc về vận cũ lúc mới xây nhà hay dọn vào nhà ở nữa, mà sẽ thuộc về vận là lúc gia chủ thực hiện những việc tu sửa trên.

– Nếu căn nhà được đổi chủ (vì bán hoặc cho thuê) thì khi lập tinh bàn căn nhà cho chủ mới thì phải dựa vào thời điểm họ dọn vào nhà này ở, chứ không dựa vào thời điểm lúc xây nhà. Nếu 1 căn nhà được đổi chủ nhiều lần, thì khi lập tinh bàn cho người chủ nào thì chỉ dựa vào thời điểm người đó dọn vào căn nhà để ở là thuộc vận nào. Cũng lấy thí dụ căn nhà ở trên, xây xong và dọn vào ở tháng 6 năm 1984 nên căn nhà thuộc vận 7. Nhưng nếu vào năm 2000 người chủ đó bán nhà cho 1 người khác. Khi người này dọn vào ở trong năm đó thì trạch vận căn nhà vẫn thuộc vận 7 (vì vận 7 bắt đầu từ năm 1984 và kết thúc vào cuối năm 2003). Nếu người này ở tới năm 2005 rồi lại bán nhà đi nơi khác, thì khi người chủ mới dọn về nhà này thì trạch vận căn nhà của họ lại thuộc về Vận 8 (vì Vận 8 bắt đầu từ năm 2004 và kết thúc vào cuối năm 2023) Cho nên tùy thời điểm mà gia chủ dọn vào căn nhà là thuộc vận nào mà tính trạch vận cho họ thuộc vận đó.

– Đối với những căn nhà vừa tu sửa như trường hợp 1, vừa thay đổi chủ như trường hợp 2 thì trường hợp nào xảy ra gần nhất thì trạch vận của căn nhà sẽ thuộc về Vận đó. Cũng lấy thí dụ căn nhà xây năm 1984 (nhà thuộc vận 7), sau đó bán lại cho 1 người khác vào năm 2000 (nhà vẫn thuộc vận 7). Nhưng đến năm 2004 thì người này tu sửa nhà lại nên nhà lúc đó sẽ thuộc về vận 8. Đến khi người đó bán nhà vào năm 2005 thì căn nhà cũng vẫn thuộc vận 8 đối với chủ mới.

– Đối với những căn nhà tuy không đổi chủ hay được tu sửa, nhưng nếu chủ nhà đóng cửa đi vắng 1 thời gian từ hơn 1 tháng trở lên, đến khi họ trở về thì căn nhà sẽ thuộc về Vận vào lúc họ trở về, chứ không còn thuộc về Vận cũ nữa. Cũng lấy thí dụ nhà xây năm 1984, người chủ sau khi mua ở đó được hơn 20 năm. Tới năm 2005 người đó có công chuyện phải đi xa hơn 2 tháng mới về. Như vậy khi người này trở về nhà thì lúc đó căn nhà sẽ chuyển sang thuộc về Vận 8, chứ không còn thuộc về Vận 7 nữa.

– Đối với những căn nhà được xây hay dọn vào ở trong những năm cuối của 1 vận thì trạch vận của căn nhà thường là thộc về vận mới, chứ cũng không thuộc về vận cũ nữa. Thí dụ như những căn nhà được xây hay được dọn vào ở năm 2003, tức là năm cuối cùng của Vận 7 thì trạch vận của căn nhà sẽ thuộc về Vận 8, chứ không thuộc về Vận 7 nữa.

– Riêng với âm phần (mồ mả), thì trạch vận được tính vào lúc ngôi mộ mới được xây, hoặc lúc sau này con cháu cải táng hay tu sửa mộ bia lại. Chẳng hạn như 1 ngôi mộ được dựng lên vào năm 1987 thì thuộc Vận 7, đến năm 2006 thì con cháu xây mộ, thay bia lại thì lúc đó mộ lại thuộc về Vận 8.

Khi đã biết cách xác định nhà (hay mộ) thuộc Vận nào thì mới có thể lập tinh bàn cho căn nhà (hay phần mộ đó). Nhưng trước hết lấy 1 tờ giấy trắng vẽ 1 ô vuông lớn, sau đó chia ô vuông đó ra làm 9 ô nhỏ, với 8 ô chung quanh tiêu biểu cho 8 hướng: BẮC, ĐÔNG BẮC, ĐÔNG, ĐÔNG NAM, NAM, TÂY NAM, TÂY, và TÂY BẮC. Riêng ô giữa được coi là trung cung. Sau đó mới có thể tiến hành việc lập tinh bàn.

Lập Vận bàn

Muốn lập Vận bàn thì lấy số của Vận mà căn nhà (hay ngôi mộ) đó thuộc về đem nhập trung cung, nhưng an ở trên cao và chính giữa của trung cung, rồi di chuyển THUẬN theo vòng Lượng thiên Xích.

Thí dụ nhà xây năm 1984 tức thuộc Vận 7. Như vậy, lấy số 7 nhập trung cung, sau đó theo chiều thuận an số 8 tại phía TÂY BẮC, số 9 tại phía TÂY, số 1 tại phía ĐÔNG BẮC, số 2 tới NAM, số 3 tới BẮC, số 4 tới TÂY NAM, số 5 tới ĐÔNG, số 6 tới ĐÔNG NAM. Tất cả những số đó đều được gọi là “Vận tinh” (tức phi tinh của Vận) của căn nhà này, và đều được an ở trên cao và chính giữa của mỗi cung. Điều nên nhớ khi lập Vận bàn là phi tinh chỉ di chuyển “THUẬN”, tức là từ số nhỏ lên số lớn, chứ không bao giờ đi chuyển “NGHỊCH” từ số lớn xuống số nhỏ hơn.

Lập Sơn bàn

Theo thuật ngữ Phong thủy, “Sơn” (có nghĩa là núi) dùng để chỉ khu vực phía sau nhà (tức phương “tọa”). Cho nên sau khi đã an Vận bàn thì nhìn xem số nào tới khu vực phía sau của căn nhà. Lấy số đó đem nhập trung cung, nhưng để tại góc dưới mé bên trái. Lúc này cần phải biết tọa của căn nhà thuộc sơn nào, rồi PHỐI HỢP với Tam Nguyên Long của Vận tinh tới phương tọa để quyết định di chuyển theo chiều “THUẬN” hay “NGHỊCH”.

Thí dụ như căn nhà có hướng là 0 độ thì phương tọa của căn nhà sẽ là 180 độ (vì tọa bao giờ cũng xung với hướng, tức là cách nhau 180 độ). Như vậy căn nhà này sẽ là tọa NGỌ hướng TÝ. Nếu xây năm 1984 tức thuộc Vận 7, nên lấy số 7 nhập trung cung di chuyển Thuận như đã nói ở trên thì 2 tới NAM tức phương tọa của nhà này. Bây giờ muốn lập Sơn bàn thì phải lấy số 2 nhập trung cung (để ở góc dưới mé bên trái), nhưng muốn biết nó sẽ xoay chuyển “THUẬN” hay “NGHỊCH” thì phải coi xem Tam Nguyên Long của số 2 là gì? Vì số 2 (tức hướng TÂY NAM) có 3 sơn là MÙI-KHÔN-THÂN, với MÙI thuộc âm và KHÔN-THÂN thuộc dương trong Tam nguyên Long. Mà tọa của căn nhà là nằm nơi phía NAM. Phía NAM cũng có 3 sơn là BÍNH-NGỌ-ĐINH. Vì trong Vận 7, số 2 tới phía NAM, nên lấy 3 sơn MÙI-KHÔN-THÂN của số 2 áp đặt lên 3 sơn BÍNH-NGỌ-ĐINH của phương này. Nhưng vì chính tọa của căn nhà là nằm tại sơn NGỌ, tức là trùng với sơn KHÔN của số 2. Vì sơn KHÔN là thuộc Dương trong Tam Nguyên Long, cho nên mới lấy số 2 nhập trung cung rồi di chuyển theo chiều “THUẬN”, tức là số 3 tới TÂY BẮC, số 4 tới TÂY, số 5 tới ĐÔNG BẮC, số 6 tới NAM, số 7 tới BẮC, số 8 tới TÂY NAM, số 9 tới ĐÔNG, số 1 tới ĐÔNG NAM. Tất cả những số này đều được gọi là “Sơn tinh” (tức phi tinh của phương tọa) của trạch vận, với sơn tinh số 6 nằm tại phương tọa (tức phía NAM) của căn nhà này. Mọi Sơn tinh đều được an tại góc phía dưới bên trái của mỗi cung, để tiện phân biệt giữa chúng với “Vận tinh” Và “Hướng tinh”.

Hướng Địa nguyên long Thiên nguyên long Nhân nguyên long
số 1: BẮC: Gồm 3 sơn NHÂM (+) TÝ (-) QUÝ (-)
số 2 TÂY NAM : 3 sơn MÙI (-) KHÔN (+) THÂN (+)
số 3 ĐÔNG : 3 sơn GIÁP (+) MÃO (-) ẤT (-)
số 4 ĐÔNG NAM: 3 sơn THÌN (-) TỐN (+) TỴ (+)
số 5 TRUNG CUNG 
số 6 TÂY BẮC: 3 sơn TUẤT (-) CÀN (+) HỢI (+)
số 7 TÂY: 3 sơn CANH (+) DẬU (-) TÂN (-)
số 8 ĐÔNG BẮC: 3 sơn SỬU (-) CẤN (+) DẦN (+)
số 9 NAM : 3 sơn BÍNH (+) NGỌ (-) ĐINH (-)
Tam nguyên long bao gồm: ĐỊA NGUYÊN LONG THIÊN NGUYÊN LONG NHÂN NGUYÊN LONG
sơn dương  (+) GIÁP, CANH, NHÂM, BÍNH CÀN, KHÔN, CẤN, TỐN DẦN, THÂN, TỴ, HỢI
sơn âm (-) HÌN, TUẤT, SỬU, MÙI TÝ, NGỌ, MÃO, DẬU ẤT, TÂN, ĐINH, QUÝ

Lập Hướng bàn

Sau khi đã lập xong “Sơn bàn” thì bắt đầu tới việc lập Hướng bàn. Việc lập Hướng bàn cũng tương tự như việc lập Sơn bàn, tức là tìm “Vân tinh” tới phía trước nhà là số nào? Lấy số đó đem nhập trung cung, nhưng để nơi góc phía dưới mé bên phải. Sau đó cũng phải xác định hướng của căn nhà là thuộc sơn nào? Rồi PHỐI HỢP với Tam nguyên Long của Vận tinh tới hướng mà quyết định di chuyển “THUẬN” hay “NGHỊCH”.

Cho nên nếu vẫn lấy thí dụ là căn nhà tọa NGỌ hướng TÝ, nhập trạch trong Vận 7 như ở trên thì sẽ thấy Vận tinh số 3 tới hướng. Vì số 3 thuộc phía ĐÔNG, gồm 3 sơn GIÁP-MÃO-ẤT, với GIÁP thuộc dương, còn MÃO- ẤT thuộc âm trong Tam Nguyên Long. Còn hướng nhà nằm về phía BẮC, cũng có 3 sơn là NHÂM-TÝ-QUÝ. Đem áp đặt 3 sơn GIÁP-MÃO-ẤT của số 3 lên 3 sơn NHÂM-TÝ-QUÝ của phía BẮC, nhưng vì chính hướng của căn nhà là thuộc sơn TÝ, tức trùng với sơn MÃO của số 3. Vì sơn MÃO thuộc âm trong Tam nguyên Long, cho nên lấy số 3 nhập trung cung rồi di chuyển theo chiều ”NGHỊCH”, tức là 2 tới TÂY BẮC, 1 tới TÂY, 9 tới ĐÔNG BẮC, 8 tới NAM, 7 tới BẮC, 6 tới TÂY NAM, 5 tới ĐÔNG, 4 tới ĐÔNG NAM. Tất cả những số này đều được gọi là “Hướng tinh” (tức phi tinh của Hướng) của trạch vận, với hướng tinh số 7 nằm ở hướng, nên trong Vận 7 thì nhà này được “vượng tinh tới hướng” nên được xem là 1 nhà tốt. Tất cả những Hướng tinh đều được an tại góc phía dưới mé bên phải của mỗi cung.

Như vậy, sau khi đã lập “Vận bàn” , “Sơn bàn” và “Hướng bàn” , chúng ta sẽ xác định được vị trí của mọi Vận tinhSơn tinh và Hướng tinh. Đây chính là trạch vận của 1 căn nhà hay 1 phần mộ. Như vậy, 1 trạch vận gồm có 3 tinh bàn: Vận bàn, Sơn bàn và Hướng bàn. Kết hợp nó với địa thế chung quanh và cấu trúc bên trong của 1 căn nhà, người học Phong thủy Huyền Không sẽ có thể phán đoán chính xác mọi diễn biến tốt, xấu đã, đang và sẽ xảy ra cho căn nhà đó.


 

*Ví dụ 1: Nhà tọa TÝ hướng NGỌ, xây xong và vào ở trong vận 8.

Nếu lập trạch vận thì sẽ thấy Hướng tinh 8 tới phía NAM, nên phía NAM được xem là đắc VƯỢNG KHÍ (vì hướng tinh cùng 1 số với đương Vận, tức Vận 8). Còn phía ĐÔNG BẮC có hướng tinh số 9, phía TÂY có hướng tinh số 1, tức là 2 số tiếp theo sau số 8 (vì sau 8 là 9, sau 9 lại trở về 1) nên là 2 khu vực có SINH KHÍ. Còn phía BẮC có hướng tinh số 7, trước số 8 (đương vận) 1 số nên là khu vực có SUY KHÍ. Những phía còn lại có những hướng tinh 6, 5, 4, 3, 2, tức là những số trước số 8 tối thiểu là 2 số nên đều là những khu vực có TỬ KHÍ. Đó là mới chỉ xét về Hướng tinh. Sau đó lần lượt làm như vậy với Sơn tinh để tìm ra những khu vực có Sinh- Vượng khí hay Suy-Tử khí.

  • số 1: BẮC: Gồm 3 sơn NHÂM (+) –TÝ (-) – QUÝ (-)
  • số 8 ĐÔNG BẮC: 3 sơn SỬU (-) – CẤN (-+) – DẦN (+)
  • số 3 ĐÔNG : 3 sơn GIÁP (+) – MÃO (-) – ẤT (-)
  • số 9 NAM : 3 sơn BÍNH (+) – NGỌ (-) – ĐINH (-)
  • số 4 ĐÔNG NAM: 3 sơn THÌN (-) – TỐN (+) – TỴ (+)
  • số 2 TÂY NAM : 3 sơn MÙI (-) – KHÔN (+) – THÂN (+)
  • số 7 TÂY: 3 sơn CANH (+) – DẬU (-) – TÂN (-)
  • số 6 TÂY BẮC: 3 sơn TUẤT (-) – CÀN (+) – HỢI (+)
  • số 5 TRUNG CUNG 0 sơn ___

_

* Ví dụ 2: Cũng nhà tọa TÝ hướng NGỌ, xây xong và vào ở năm 2000 (tức vận 7).

Đến năm 2007 mới coi Phong thủy. Vì nhà còn mới, chưa tu sửa gì nhiều, chủ nhà cũng chưa bao giờ đi xa quá 1 tháng, cho nên khi lập trạch vận thì vẫn phải dùng Vận 7 để lập Vận bàn. Sau đó lấy Tọa, Hướng bàn thì sẽ thấy Hướng tinh 7 tới phía BẮC, Hướng tinh 8 tới phía TÂY NAM. Hướng tinh 9 tới phía ĐÔNG, Hướng tinh 1 tới phía ĐÔNG NAM. Vì nhà này nhập trạch trong vận 7, nên lúc đó phía BẮC có Hướng tinh số 7, nên là 1 khu vực tốt (đắc VƯỢNG KHÍ). Còn phía ĐÔNG NAM có Hướng tinh số 1, lúc đó trong Vận 7 còn là Tử khí nên là 1 khu vực xấu. Nhưng đến năm 2007 mới coi Phong thủy thì đã qua Vận 8, nên lúc đó khu vực phía BẮC có số 7 là bị SUY KHÍ, nên đã biến thành xấu. Còn khu vực phía TÂY NAM có hướng tinh số 8, lúc này đã trở thành VƯỢNG KHÍ, nên là khu vực tốt nhất của căn nhà. Rồi Hướng tinh số 1 đang là TỬ KHÍ của vận 7 trở thành SINH KHÍ của vận 8, nên khu vực phía ĐÔNG NAM cũng đang từ xấu mà biến thành tốt.

Cho nên sự biến đổi của Sơn, Hướng tinh: từ Sinh-Vượng thành Suy-Tử, rồi từ Suy-Tử trở thành Sinh-Vượng là điều mà người học Huyền Không cần để ý, và nó cũng là 1 trong những yếu tố giúp cho việc giải đoán Phong thủy thêm phần linh hoạt và uyển chuyển, chính xác hơn.

Sau khi đã phân biệt Cửu khí thành SINH-VƯỢNG-SUY-TỬ cho mỗi vận thì mới xét tới mức độ ảnh hưởng của chúng như sau:

– SINH KHÍ: có tác dụng tốt, tuy ảnh hưởng lâu dài và trong tương lai, nhưng cũng cần được phát huy.

– VƯỢNG KHÍ: có tác dụng tốt đẹp và mau chóng, nhất là trong lúc còn đương vận, cho nên cần được phát huy càng sớm càng tốt.

– SUY KHÍ: vì chỉ là khí suy nên tác dụng cũng chưa đến nổi xấu lắm (ngoại trừ các khí 2, 5, 7) cho nên tuy cần phải né tránh nhưng cũng không phải là tuyệt đối.

– TỬ KHÍ: là những khí xấu cần phải né tránh, nếu không sẽ có tai họa về nhân sự, sức khỏe hoặc tiền bạc.

Kế đó lại còn phải phân biệt những khí SINH-VƯỢNG-SUY-TỬ đó là Sơn tinh hay Hướng tinh. Nếu là Sơn tinh thì sẽ có ảnh hưởng đến nhân sự (số lượng người nhiều, ít, tài giỏi hay không…trong nhà). Nếu là Hướng tinh thì sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe và tài lộc của gia đình đó.

Trong “Thiên ngọc kinh Ngoại thiên” của Dương công Chẩm có viết: “Sơn quản nhân đinh, Thủy quản tài lộc”. Chữ “Sơn” ở đây không chỉ có nghĩa là “núi”, mà còn là Sơn tinh của 1 trạch vận. Cũng như chữ “Thủy” không chỉ có ý nghĩa là “sông nước”, mà còn là Hướng tinh (do quan niệm phương tọa cần có núi, phía trước cần có thủy). Cho nên Sơn tinh chủ về nhân đinh, còn Hướng tinh chủ về tài lộc.

Vì đã gọi là “Sơn”, nên Sơn tinh nếu muốn phát huy tác dụng (hay đắc cách) thì cần phải có núi cao (hay nhà hoặc cây cao…). Vì đã gọi là “Thủy”, nên Hướng tinh nếu muốn phát huy tác dụng thì cần phải gặp nước (thủy). Nhưng không phải Sơn tinh nào cũng cần phải gặp núi, mà chỉ có những Sơn tinh đang là khí Sinh, Vượng mà thôi. Chẳng hạn như trong vận 1 thì các Sơn tinh 1 (vượng khí), 2, 3 (sinh khí) đóng ở khu vực nào thì cần có núi hay nhà cao ở tại khu vực đó. Có như vậy thì gia đình đó nhân đinh đông đúc, lại chủ xuất hiện người tài giỏi, có danh, có tiếng. Ngược lại, những khu vực có những Sơn tinh là Suy khí hay Tử khí thì lại cần thấp, trống hay bằng phẳng. Nếu tại những khu vực đó mà có núi hay nhà cao… thì sẽ có tai họa về nhân đinh như hiếm người, con cái khó lấy chồng, lấy vợ, hoặc trong nhà xuất hiện cảnh chia ly, góa bụa, cô quả…

Đó chỉ là riêng đối với các trường hợp khí SINH, VƯỢNG, SUY, TỬ của Sơn tinh. Còn đối với các trường hợp của Hướng tinh cũng thế. Tuy rằng Hướng tinh cần có Thủy, nhưng chỉ những khu vực nào có Sinh khí hay Vượng khí của Hướng tinh mới cần có Thủy như sông, hồ, ao, biển hoặc buồng tắm, nhà vệ sinh, đường xá, cửa ra vào… Nếu được như thế thì tài lộc dồi dào, của cải sung túc, công việc làm ăn ổn định… Ngược lại, nếu những khu vực có Suy, Tử khí của Hướng tinh mà lại có “THỦY” thì nhà đó tài lộc túng thiếu, dễ bị hao tán tiền của, công ăn việc làm lụn bại…

Ví dụ 3: nhà hướng 30 độ, tức tọa MÙI hướng SỬU, vào ở trong vận 8.

Nếu lập Trạch vận thì sẽ thấy các Hướng tinh 8 (Vượng khí), 9, 1 (Sinh khí) ở các khu vực phía ĐÔNG BẮC, TÂY và TÂY BẮC. Cho nên những khu vực này (bên trong hay bên ngoài nhà) cần có thủy của sông hồ, ao biển, buồng tắm, cửa ra vào … Còn khu vực phía NAM có hướng tinh 7 (Suy khí) nên không nên có thủy, nếu có tất nhà sẽ dễ bị trộm cướp quấy phá. Những khu vực còn lại cũng toàn là Tử khí của Hướng tinh nên đều không nên có thủy hoặc cửa ra vào.

Kế đó lại xét tới những trường hợp của các Sơn tinh. Vì các Sơn tinh số 8 (Vượng khí), 9, 1 (Sinh khí) nằm tại các khu vực phía TÂY NAM, BẮC và NAM, nên nếu những khu vực này mà có núi hay nhà cao… thì nhà này sẽ đông con, nhiều cháu, con cái tài giỏi, nên người… Các khu vực còn lại thì chỉ toàn là Suy khí hay Tử khí của Sơn tinh, nên nếu có núi hay nhà cao tất sẽ làm phương hại tới nhân đinh của căn nhà này.

Sau khi đã biết và phân biệt được những yếu tố trên rồi mới có thề xét tới trường hợp cơ bản đầu tiên của Phong thủy Huyền Không là Vượng sơn, Vượng hướng. Như chúng ta đã biết, Phong thủy bắt đầu từ Hình tượng, rồi sau này mới phát triển lên tới Lý khí và Vận số. Mà Hình tượng phái (tức Loan đầu phái) thường chủ trương nhà cần có núi bao bọc, che chở nơi phía sau (Huyền Vũ), còn phía trước thì cần phải trống thoáng, có sông, hồ phản chiếu ánh sáng để tích tụ Long khí (Chu Tước), đồng thời có cửa ra vào để hấp thụ Long khí. Còn đối với Phong thủy Huyền không thì khi cất nhà phải chọn hướng như thế nào cho Vượng khí của Hướng tinh tới Hướng (tức phía trước), còn Vượng khí của Sơn tinh tới phía sau. Phối hợp giữa Hình tượng với Lý khí (tức phi tinh) thì nhà này sẽ có Vượng khí của Hướng tinh tới phía trước, đắc Thủy của sông hồ, lại có lối ngõ, cửa nẻo vào nhà nên tài lộc đại vượng. Còn Vượng khí của Sơn tinh tới phía sau gặp núi nên chủ vượng nhân đinh, con cháu đông đúc, nhân tài xuất hiện nên là cách cục “phúc lộc song toàn”. Cho nên Vượng Sơn, Vượng Hướng (còn gọi là ĐÁO SƠN, ĐÁO HƯỚNG, vì vượng khí của Sơn tinh tới tọa, vượng khí của Hướng tinh tới hướng) là cách cục cơ bản của Phong thủy và Huyền Không. Những nhà có cách cục như vậy còn được gọi là những nhà có “Châu bảo tuyến” (hướng nhà quý như châu báu). Điểm quan trọng của những trường hợp này là giữa hình thế bên ngoài (Loan đầu) và phi tinh có sự tương phối thích hợp. Ngược lại, nếu 1 căn nhà phía trước cũng có sông hồ, phía sau cũng có núi cao. Nhưng do việc chọn hướng không thích hợp, hoặc do xây dựng không đúng lúc mà khi lập Trạch vận thì Vượng khí của Sơn tinh lại tới hướng (phía trước), còn vượng khí của Hướng tinh lại tới tọa (phía sau) thì tuy hình thế chung quanh của ngôi nhà là tốt, nhưng do không ứng hợp được với phi tinh nên lại chủ phá tài, tổn đinh, tan cửa nát nhà mà thôi. Đây còn gọi là cách cục “Thượng sơn, Hạ thủy” sẽ nói ở 1 phần khác.

Một điểm cần chú ý trong cách cục “vượng Sơn, vượng Hướng” (hay “Đáo Sơn, Đáo Hướng”) này là tuy trên lý thuyết thì các nhà Phong thủy thường coi những nhà có vượng khí của Hướng tinh tới phía trước, còn vượng khí của Sơn tinh tới phía sau nhà là cách cục “vượng Sơn, vượng Hướng”. Nhưng điều quan trọng là ngoại hình bên ngoài của căn nhà (Loan đầu) có phù hợp với vượng khí của Sơn và Hướng tinh hay không? Nếu phù hợp thì mới thật sự là cách cục “vượng Sơn, vượng Hướng”, và nhà mới phát phúc, phát lộc. Còn nếu ngoại hình không phù hợp thì sẽ biến thành cách cục “Thượng Sơn, Hạ Thủy” mà gây ra hung họa đầy dãy. Nhưng thế nào là phù hợp hay không phù hợp? Như chúng ta đã biết, Sơn tinh mà muốn đắc cách thì phải đóng ở những khu vực có núi cao. Còn Hướng tinh mà muốn đắc cách thì phải đóng ở những khu vực có Thủy như sông biển hoặc đường đi hay cửa nẻo ra vào nhà… Cho nên những nhà mà có vượng khí của Hướng tinh tới phía trước thì còn đòi hỏi khu vực phía trước của nhà đó phải trống, thoáng, có thủy hay đường đi, cửa ra vào… Còn vượng khí của Sơn tinh đến phía sau cũng đòi hỏi khu vực phía sau nhà có núi hay nhà cao… Có như thế mới được coi là thật sự đắc cách “Đáo Sơn, Đáo Hướng” mà đinh, tài đều vượng. Ngược lại, nếu như nhà đó có vượng khí của Hướng tinh tới phía trước, nhưng phía trước nhà lại có núi hay nhà cao, hoặc bị gò đất nhô lên, hay bị cây cối rậm rạp, um tùm che chắn… tức là vượng khí của Hướng tinh không gặp “Thủy” mà lại gặp “Sơn”. Còn vượng khí của Sơn tinh tuy tới phía sau, nhưng phía sau nhà lại không có núi hay nhà cao, mà lại có sông, hồ, ao, biển, hoặc cống rãnh…, tức là vượng khí của Sơn tinh không gặp “Sơn” mà lại gặp “Thủy”. Đó đều là những cách cục suy bại về tài lộc và nhân đinh. Cho nên mới nói giữa phi tinh và ngoại hình Loan đầu bên ngoài phải có sự phù hợp là như vậy. Nếu phù hợp thì mới thật sự là “vượng”, và mọi sự mới được tốt đẹp. Còn nếu như trái ngược (tức không phù hợp) thì dù có “vượng” cũng sẽ thành “suy” và phát sinh ra muôn vàn tai họa.

Thượng Sơn, Hạ Thủy

“Thanh nang Tự” viết: “Long thần trên núi không được xuống nước, Long thần dưới nước không được lên núi”. Đây là 1 nguyên lý trọng yếu của Huyền Không, hay như Thẩm trúc Nhưng nói là “then chốt của cát, hung, họa, phúc”.

Như chúng ta đã biết “Sơn quản nhân đinh, Thủy quản tài lộc”. Chữ “Sơn” ở đây không những chỉ nói về “Núi”, mà còn dùng để ám chỉ những phi tinh của Sơn bàn (tức Sơn tinh). Cũng như chữ “Thủy” ở đây không những chỉ nói về “Nước”, mà còn dùng để ám chỉ những phi tinh của Hướng bàn (tức Hướng tinh). Cho nên Sơn tinh chủ về nhân đinh, Hướng tinh chủ về tài lộc. Chính vì thế nên khí sinh, vượng của Sơn tinh cần đóng tại những nơi có núi hay gò đất cao, hay những nơi có nhà cửa, cây cối cao lớn. Như thế là những cách cuộc Sơn tinh đắc cách, chủ người trong nhà tài giỏi, đông đúc, thành công sớm, tên tuổi vang dội… Còn khí sinh, vượng của Hướng tinh thì cần đóng tại những nơi có sông, hồ, ao, biển, đường rộng, ngã ba, ngã tư hay cửa ra vào… Đó là những cách cuộc Hướng tinh đắc “Thủy”, nên tài lộc của gia đình sẽ không bao giờ thiếu, công việc làm ăn ổn định…

Ngược lại, nếu những nơi có khí sinh, vượng của Sơn tinh lại không có núi hay nhà cao, cây cao, nhưng lại có Thủy của sông, hồ, ao, biển, hoặc là những vùng thấp, trũng… thì sẽ chủ gia đình ly tán, cô quả, tuyệt tự hoặc yểu chiết… Cho nên mới nói “Long thần trên núi không được xuống nước”. Chữ “Long thần trên núi” thực ra là để ám chỉ Sơn tinh. Sơn tinh nếu là khí sinh, vượng so với đương vận thì không thể đóng tại những nơi thấp, trũng hoặc có nước (hạ thủy), kẻo nếu không thì sẽ có tai họa cho nhân đinh.

Tương tự như thế, nếu những nơi có khí sinh, vượng của Hướng tinh lại không có Thủy của sông, hồ, ao, biển, đường đi hoặc cửa ra vào…, nhưng lại có núi hay nhà cao, cây cao thì sẽ chủ tài lộc khó khăn, công việc làm ăn lụn bại, gia cảnh lầm than, sa sút. Cho nên mới nói “Long thần dưới nước không được lên núi”. Chữ “Long thần dưới nước” là để ám chỉ Hướng tinh. Hướng tinh nếu là khí sinh, vượng so với đương vận thì không thể đóng tại những nơi cao ráo hoặc có núi đồi (thượng sơn), kẻo nếu không sẽ có tai họa về tiền bạc. Đây chính là cách cuộc “Thượng sơn, Hạ thủy” trong Huyền không học.

Thí dụ: nhà tọa Sửu hướng Mùi, nhập trạch trong vận 8. Nếu lập trạch vận thì sẽ thấy tinh bàn của căn nhà

Trước hết xét về Sơn tinh, ta thấy các khu vực TÂY, TÂY BẮC và ĐÔNG BẮC của căn nhà này có các số 9, 1, và 8, tức là những sinh, vượng khí của Sơn tinh (so với đương vận, tức vận 8). Nếu những khu vực này chỉ toàn là sông, hồ, hoặc đường đi, chứ không có núi hay nhà cao thì nhà này đã phạm cuộc “Hạ thủy”, chủ nhân đinh suy bại. Sau đó, lại xét về Hướng tinh, ta thấy các khu vực phía BẮC, NAM và TÂY NAM có các số 9, 1 và 8, tức là những sinh, vượng khí của Hướng tinh trong vận 8. Nếu những khu vực này không có Thủy, mà lại có núi đồi hay nhà cao, cây cao, thì căn nhà này còn phạm thêm cuộc “Thượng sơn”, chủ suy bại cả về tài lộc nữa.

Cũng tương tự như những trường hợp “vượng Sơn, vượng Hướng” (hay “Đáo Sơn, Đáo Hướng”) là trên lý thuyết thì các nhà Phong thủy thường cho những nhà có vượng tinh của Hướng đến tọa, vượng tinh của Sơn đến hướng là thuộc cách cuộc “Thượng sơn, Hạ thủy”, và gọi những nhà lập trạch vận theo những hướng đó là những nhà có “Hỏa Khanh tuyến” (tức hướng xấu hay bần tiện). Nhưng trên thực tế thì còn phải tùy thuộc vào bối cảnh Loan đầu bên ngoài của căn nhà đó như thế nào rồi mới có thể kết luận là nhà đó có bị “Thượng sơn, Hạ thủy” hay không được.

Danh mục bài viết


học phong thuỷ online

Lệnh bài chiêu tài – khai vận – hộ thân

Khải Toàn Phong thuỷ

• Phong thuỷ học không phải là vạn năng, phong thủy có thể thay đổi đôi phần tài lộc công danh, tuyệt nhiên chính bản thân của người dụng phong thủy phải có cái nhân tài phú, nói cách khác, chính người đó phải đủ phước mới có thể bồi đắp. Mệnh gốc không có tài, vận hạn không gặp tài, tức không có cái nhân tài phú, làm sao có cái quả tài phú, chỉ có cách duy nhất là tu dưỡng tâm tánh và mở lòng bố thí giúp người mới có thể cải biến về sau. Cũng chính vì lý do này, khi các vị liên hệ Khải Toàn cần gửi trước sinh thần bát tự, để tra xem Khải Toàn đủ năng lực trợ duyên được hay không

Xem Phong Thủy shop – nhà | Xem Bát tự mệnh khuyết trọn đời

| Mời theo dõi kênh “Khải Toàn Phong thủy” trên Youtube / Tik Tiok / Facebook |

2022 09 15 intro yooutube Khai Toan


Bài viết hay liên quan