Cách bày trí bàn thờ Thần tài Thổ địa buôn may bán đắt
22 Pháp khí bàn thờ thần tài | Cách bày trí bàn thờ Thần tài Thổ địa buôn may bán đắt
Thần Tài Thổ Địa
Khải Toàn sẽ hướng dẫn các bạn cách đặt Thần Tài Thổ Địa và cúng kiến mỗi ngày sao cho phù hợp nhất. Các hộ kinh doanh thờ phụng Thần Tài Thổ Địa luôn mong muốn mang lại tài lộc cho gia chủ.
Bày trí tượng thờ, nhìn từ trong ra ngoài, ông địa bên tay trái, ông thần tài bên tay phải. Khi chọn tượng phải chọn thật kỹ, với tượng Phật phải có nét phúc hậu từ bi, với tượng Thần tài thổ đại, thần thái của tượng phải thật vui tươi, Ông địa Thần tài càng vui càng tốt, không lựa chọn kỹ sẽ rắc rối, có những gia chủ của tôi, lúc đi chọn tượng vào ngày tâm trạng không vui, nơi bán thiếu ánh sáng, về mới phát hiện nét mặt tượng kém vui, do người khắc tượng trong lúc khắc có tâm trạng không tốt, ở trường hợp khác vì cả nể hoặc tiết kiệm, giữ lại tượng của chủ nhà trước, thế là mỗi ngày những vị gia chủ này khấn trước bàn thờ, nhìn vào sắc thái tượng kém vui này làm sao phấn khởi.
Những Kiêng kỵ đặt bàn thờ cần lưu ý:
• Kỵ cửa xông thẳng vào (ngoài Thần tài thổ địa) • Kỵ tầng trên/dưới là nhà vệ sinh/ Kỵ dưới gầm cầu thang/ Kỵ dưới xà ngang/ Kỵ gần thùng rác hoặc đặt nơi thiếu trang nghiêm
* Thiên bộ Thần chỉ Quan Âm Bồ Tát, Phật tổ, chọn pháp khí Thờ nên bằng đồng là thích hợp. Đồ cúng dùng đồ màu vàng kim, nhang hương, cốc thờ, đều chọn các vật bằng đồng, về lễ vật khi cúng, Nên cúng trái cây, bánh ngọt, rượu vang. Nên nhớ “Không nên cúng thức ăn”
* Địa chủ thần: thuộc thần thấp, trong lục đạo chúng sinh, các thần dưới Thiên bộ Thần, thường là người chết mà không đạt được đến Thiên bộ hoặc không thể đầu thai như bản thân khi tại thế tích lũy phúc đức hoặc có tu trì, sau khi chết đương nhiên vẫn còn lưu lại trần thế một thời gian, vì vậy được làm Thổ thần Thổ địa, có thể cai quản một khu đất. Đây là lý do vì sao có thần Thổ địa.
Thần tài Thổ địa được thờ phụng từ lâu đời. Người xưa quan niệm thờ phụng Thần tài Thổ địa trong nhà để cầu mong cho gia đình êm ấm, cầu tài cầu lộc.
:: Bàn thờ Nên: Lưng có điểm tựa • Luôn gọn/ sạch • Đặt vào “Tài vị” của mỗi ngôi nhà
Thiềm Thừ hay Cóc vàng được gọi là Cóc ngậm tiền, linh vật biểu trưng cho thịnh vượng, giàu có. … Tượng cóc ngậm đồng tiền đã trở thành biểu tượng cho sự may mắn và tài lộc.
• Bàn thờ Thần phật, gia tiên nên cao chừng 1m, tốt nhất ở hướng Bắc, Nam, Tây, Đông. Bàn thờ nên có điểm tựa nhưng Không nên dựa vào nhà vệ sinh hoặc bên dưới gầm cầu thang, lớn nhỏ tùy vào diện tích phòng.
Đặc biệt bàn thờ ông thần tài ông địa nếu đặt vào tài vị có thể thúc đẩy tài vận cho gia chủ, để tìm ra tài vị phải tính theo phương pháp Huyền không phi tinh, các bạn có thể thao khảo trên các website của Khải Toàn.
Khi chọn ngày tốt, kết hợp Hướng Nhà, Phi tinh lưu niên và Mệnh khuyết Gia chủ
1. Không gian duy thứ
Thờ Thần tài Thổ địa phò trợ thêm cho người thiện lành, là một phương tiện cứu cánh về tâm và phước, cũng như bao vị thần Phật khác, không thể xoay chuyển được vận mệnh của chúng ta, vận mệnh mỗi người do chính mỗi người cho mình thông qua nhân quả 3 đời, hãy nhìn việc làm hôm qua, năm mười năm qua, đó là nhân, thì hôm nay, ngày mai, hậu vận đó là quả
Khoa học ngày nay có thể mang lại cho con người sự tiện nghi, nhưng không phải là phương tiện cứu khổ, khoa học càng không thể lý giải nhiều hiện tượng trong đời sống thường nhật, ví dụ như giấc mơ, hay những nơi kỳ bí trên thế giới
Phật nói trong kinh về “không gian đa duy thứ”, hay thiền định có thể đạt đến cảnh giới ấy, trong khoa học thời sau này mới chứng thực được đa không gian, tức có nhiều cõi
Cõi ta sống là cõi dương hay cõi người, cõi gần ta nhất là cõi âm, tức những người đã mất, vẫn có nhiều trường hợp 2 cõi giao thoa, các bạn hãy thử đến những nơi có người vừa mất, khí trường tại đây rất lạnh, chính vì những nơi này khí âm thịnh dương suy
Vì vậy, người không tin “Không gian đa duy thứ”, không tin có nhiều cõi cũng chẳng sao, ví như khi ta còn nhỏ, ta không thể hiểu được những hành vi của người lớn
Người tin và tín thiên địa quỷ thần là người dễ có được sự an ổn, người quân bình âm dương là người tự tại, người biết mở lòng bố thí là người tự tạo phước báu về sau
2. Thần tài Thổ địa là ai
Ông Địa là ai
Trong đời sống người xưa phần lớn dựa vào nông nghiệp, mà nông nghiệp thì lại phụ thuộc rất nhiều các điều kiện tự nhiên như: đất đai, thời tiết, khí hậu… trong đó đất đai được xem là yếu tố cơ bản cấu tạo nên vạn vật, giúp cho người ta có được cuộc sống ấm no và sung túc. Vì thế, thần Đất hay Thổ Thần là một trong những vị thần được cư dân nông nghiệp luôn để tâm nhất.
Về hình tượng Ông Địa ở Nam Bộ thì tượng Ông Địa hay tranh vẽ thường là một người trung niên mập mạp, bụng bự, miệng cười hể hả, tay cầm quạt, tay cầm thỏi vàng… sắc thái hào sảng và mang đầy chất phong thịnh. Và nó cũng mang chút hơi hướm của sự hài hước. Đây cũng là một đặc trưng trong tính cách của người Nam Bộ.
•
Thần Tài là ai
Ông Thần Tài thì có nhiều thuyết hơn, là vị Thần mang đến tài lộc của cải, Ông Thần Tài lại rất được lòng những người kinh doanh, hầu như hộ kinh doanh nào cũng thờ phụng
Một thuyết khác cho rằng, Ông Thần Tài chính là ông Phạm Lãi bên Trung Hoa, Ông là một trong những vị thần hết lòng phò tá vua Việt Vương thời xưa
Sau khi phò tá vua ông Phạm Lãi đã bỏ chốn quan trường về ở ẩn. Về sau ông trở thành một nhà thương buôn rất thành đạt giàu có, vô cùng nổi tiếng nên được người đời gọi là Đào Công và được tôn là Thần Tài
Ông là người có lòng hào hiệp nên đi đến đâu cũng được gọi là Thần tài đến
Từ đó, người dân cứ mùng 10 Tết sẽ thờ cúng ông để cầu mong cả năm sung túc tài lộc
Lại thêm một thuyết khác về Thần tài trên trời, là vị Thần cai quản tiền tài trên thiên đình, do say rượ bị “rơi” xuống trần gian
Khi ông Thần Tài xuống trần gian liền mang may mắn cho những gia đình ông đã từng đến. Mỗi năm ông bay về trời vào ngày mùng 10, nên dân gian lấy ngày này làm ngày vía Thần Tài, người xưa luôn tin tưởng rằng, mua vàng sẽ gặp nhiều tài lộc, công việc hanh thông cả năm
Dù hai ông Thần tài Thổ địa có thật hay không, nhưng mỗi khu vực, mỗi địa lý đều có thần cai quản
Xã hội con người như thế nào thì cảnh giới cõi âm cũng như thế, có cấp cao có cấp thấp, có người quản từng vùng, có thiện thiện và bất thiện, tâm tánh hành vi của cõi người và cõi âm khác nhau ở vật chất hữu hình hay vô hình
Ví dụ chúng ta ăn cơm, nhai cơm là đoàn thực, người thế giớ bên kia là xúc thực
Người tin vào thiên địa quỳ thần không những được phò trợ, họ tránh làm ác, người đáng sợ là người không tin vào bất cứ gì, ví như một ít người bị chứng không có cảm giác đau, hay những đứa trẻ nhỏ không biết cảm giác của lửa nóng
22 Pháp khí bàn thờ thần tài
3. Vị trí đặt trang thờ
• Kỵ cửa xông thẳng vào (ngoài Thần tài thổ địa)
• Kỵ tầng trên có nhà vệ sinh có vật ô uế/ Kỵ dưới gầm cầu thang hay dưới xà ngang/ Kỵ gần thùng rác hoặc đặt nơi thiếu trang nghiêm
Bày trí tượng thờ, nhìn từ trong ra ngoài, ông địa bên tay trái, ông thần tài bên tay phải
Khi chọn tượng nên chọn thật kỹ, nên thỉnh tượng vào ban ngày vì tinh thần minh mẫn, với hình tướng của Phật phải có nét phúc hậu từ bi
Với tượng Thần tài thổ đại, thần thái của 2 ông phải thật vui tươi, vì ngày nào cũng thấy 2 ông
Ông địa Thần tài càng vui càng tốt, mỗi sáng thắp hương nhìn 2 ông bạn sẽ yêu đời
Có những người khi đi thỉnh tượng vào ngày tâm trạng kém vui, nơi bán tượng lại thiếu ánh sáng, khi về mới phát hiện nét mặt tượng kém vui
Chọn tượng có sắc thái kém vui, hay ai đó tặng tượng 2 ông không thật sự vui, người nhận vì cả nể, thế là mỗi ngày khấn bái trước bàn thờ tâm trạng kém phấn khởi, rơi vào tình cảnh này, hãy khấn xin 2 ông cho con được thỉnh mới
Kích thước trang thờ phổ biến là chiều ngang 40 đến 50cm, to hơn có loại 60 đến 70cm
Kích thước không quan trọng, nên phù hợp với không gian thờ phụng, đừng vì ham bàn thờ to mà đánh mất mỹ quan cả không gian
Chất liệu gỗ rất đa dạng, bàn thờ gỗ xoan, gỗ căm xe, đắt hơn có loại bàn thờ gỗ gõ
Những Kiêng kỵ đặt bàn thờ cần lưu ý:
:: Trang thờ: Lưng có điểm tựa • Luôn gọn gàng sạch sẽ • Nên đặt vào “Tài vị” của mỗi ngôi nhà
4. Bàn thờ Thần Tài gồm những gì và ý nghĩa vật phẩm
1. Tượng Thần tài Thổ địa
2. Bài vị Thần tài Thổ địa
3. Bát nhang
4. Bình hoa
5. Dĩa trái cây
6. Cặp đèn (đèn điện hoặc đèn dầu)
7. 5 chung nước
8. Hủ gạo và muối
:: Những pháp khí có thể thêm
9. Ông cóc (thiềm từ)
10. Cặp nến
11. Chuông đồng
12. Liển lông công dán bài vị
13. 2 Xâu tiền đồng
14. Đá Thạch Anh vụn (thay cát trong bát nhang)
15. An Lư Bát Bửu (để kế bên bát nhang)
16. Vàng tài lộc (thỏi / chai)
17. Chén tụ bảo lưu ly
18. Lọ ngũ cốc
19. Tượng con giáp
20. Tượng Phật Di Lặc
21. Thần tài MAHAKALA
22. Tâm thành từ gia chủ
Xin các vị xem chi tiết “22 pháp khí bàn thờ Thần tài Thổ địa” phần cuối trang
5. Các ngày cúng Thần tài Thổ địa
Người dân chúng ta thắp nhang hương cho ông Địa Thần Tài hàng ngày vào mỗi sáng, cúng hàng tháng thường rơi vào ngày mùng 1 và 15, hoặc bất kỳ ngày nào có cơ hội dâng hoa và bánh trái
Tuy nhiên vào ngày Mùng 10 tháng Giêng là ngày quan trọng nhất, vì đây là ngày vía Thần tài, cách chọn giờ cúng nên theo quẻ của ngôi nhà, Khải Toàn sẽ hướng dẫn các vị ờ phần sau
Trước tiên chúng ta tìm hiểu về ngày “Vía Thần Tài”, đây là ngày cúng Thần Tài để tạ ơn ông đã mang lại tài lộc cho gia đạo trong năm vừa qua, cũng như cầu mong may mắn, tài lộc cho năm mới
Thông thường mọi người thích chọn ngày mùng 10 này làm ngày khai trương buôn bán kinh doanh, trừ những hộ kinh doanh muốn khai trương sớm
Cũng trong ngày này người dân theo tục lệ dân gian thích đi mua vàng và ăn cá lóc nướng, tuy nhiên nếu vì sức khỏe và thọ mạng của mình, không nên sát sanh vào chính các dịp này, một con cá lóc chay bằng đậu hủ bì căn hay bằng xôi cũng đại diện cho điều may mắn ấy
6. Sính lễ
Sính lễ (chư vị nên cúng chay)
Cá lóc nướng hoặc heo quay bánh hỏi
Bộ Tam sên gồm thịt heo luộc, 3 quả trứng luộc, 3 con tôm
- Hoa tươi
Trái cây, nên bày 5 loại quả có màu đỏ, vàng, xanh… mang ý nghĩa lộc tài
Gạo và Muối
Đèn cầy
Nhang
3 ly nước
3 ly rượu
Tiền vàng mã
Hoa tươi
Tiền lẻ
Bánh kẹo
Chuối chín vàng
Trầu cau (1 quả cau, 1 quả trầu)
Xôi đậu xanh
Sính lễ này do con người đặt ra, tùy vào văn hóa và cùng miền, không có qui định cụ thể, Thần tài Thổ địa thuộc địa chủ thần, những vị thần có sở thích như con người chúng ta, nên có nhiều gia đình mỗi sáng cúng 2 ông cafe thu-ốc l-á
Phần trên có trình bày sính lễ, việc cúng sính lễ gì tùy tâm ý, Khải Toàn khuyến nghị chư vị nên cúng chay, chính yếu vẫn là tâm thành, thường xuyên dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ để giữ trang nghiêm
7. Bài văn Khấn Thần tài Thổ địa
Kính Chư Phật Chư Thiên, Kính Thổ thần Thổ địa cai quản mảnh đất này
Con (họ tên, năm sinh, ngụ tại, mảnh đất này con mua/thuê/mượn sinh sốngHôm nay con xin kính lễ ít sính lễ đến chư vị Địa chủ thần, Thần tài Thổ địa, những vị khuất mặt khuất mày nếu có trong nhà, xin chư vị nhận sính lễ, cầu cho người người an lành, gia đạo an ổn, trên thuận dưới hòa, công việc thuận lợi, làm ăn suôn sẻ, gặp được quý nhân, tiêu trừ bệnh tật, gặp dữ hóa lành.Con phát tâm từ lòng thành, xin chư vị nhận ít sính lễ, con nguyện sống thiện nghĩ thiện nói thiện, xin Thần tài Thổ địa và trời Phật gia hộ(thêm câu “nay con xin an vị Thần tài Thổ địa” – dành cho bàn thờ mới)Kính mong chư vị phù hộ độ trì mọi việc suôn sẻ, tất cả chúng sinh bình an.
Kính mong gia hộ cho con sống thiện lành, gặp người thiện lành, có một cuộc sống an lành.Nam mô A Di Đà Phật (câu niệm tùy vào tôn giáo chư vị)
8. Nhân quả trên bàn thờ
Chư vị tĩnh lặng quán xét trên bàn thờ, chỉ cần nhìn vào hoa quả đèn là có thể thấu đạt việc thờ phụng lẫn đời sống
Đèn đại diện cho trí tuệ, người có trí sẽ không than trời trách người, không cầu khẩn thần linh mà thiếu nỗ lực, người có trí không tổn người, vì tổn người là hại mình, vì vậy đèn trên bàn thờ đại diện cho sự soi sáng trong tâm
Hoa trên bàn thờ đại diện cho vô thường, có nở có tàn, có làm có mất, có sinh có diệt
Giả dụ buôn bán ế ẩm, cần quán xét mọi khía cạnh trong công việc, thời thế ra sao, vì có lúc này sẽ có lúc kia, đó chính là vô thường
Trái cây đại diện cho nhân quả thì không phải bàn, nhân nào quả nấy là lẽ tự nhiên
Hiểu được 3 điều trên, các vị thờ phụng trong chánh niệm, không bị cuốn vào thờ phụng thái quá hoặc chưa phù hợp. Thần Phật có thể gia hộ cho người thiện lành, nhưng Thần Phật không vì chút sính lễ mà tiêu trừ nghiệp quả của mỗi người
Thờ phụng phù hợp là cân bằng phần âm, ngày ngày giữ thân ngữ ý thiện với người với vật là cân bằng phần dương
Giữ được âm dương quân bình, biết mở lòng bố thí, thí tài thí pháp thí vô úy, thì dù sinh thần bát tự của bạn không có tài phú, mệnh dù kém sức khỏe, cũng có thể xoay chuyển phước báu ấy
22 Pháp khí bàn thờ thần tài
- 1. Tượng Thần tài Thổ địa
2. Bài vị Thần tài Thổ địa
3. Bát nhang
4. Bình hoa
5. Dĩa trái cây
6. Cặp đèn (đèn điện hoặc đèn dầu)
7. 5 chung nước
8. Hủ gạo và muối
:: Những pháp khí có thể thêm
9. Ông cóc (thiềm từ)
10. Cặp nến
11. Chuông đồng
12. Liển lông công dán bài vị
13. 2 Xâu tiền đồng
14. Đá Thạch Anh vụn (thay cát trong bát nhang)
15. An Lư Bát Bửu (để kế bên bát nhang)
16. Vàng tài lộc (thỏi / chai)
17. Chén tụ bảo lưu ly
18. Lọ ngũ cốc
19. Tượng con giáp
20. Tượng Phật Di Lặc
21. Thần tài MAHAKALA
22. Tâm thành từ gia chủ
Những vật nên có trên bàn thờ Thần tài Thổ địa
1. Tượng Thần tài Thổ địa
Các vị có thể chọn bằng bột đá, bằng sứ, nhưng nhất định sắc thái 2 ông phải thật vui tươi
2. Bài vị Thần tài
Trên bài vị Thần Tài có 2 cong rồng 2 bên, ở giữa là năm dòng chữ Hán, bài vị Thần Tài được đọc theo thứ tự từ phải sang trái và từ trên xuống dưới theo hàng dọc
Dòng 1: Vật Huê Thiên Bửu Nhật: nghĩa là cành vàng la ngọc, câu này để ca ngợi, táng dương các vị thần
Dòng 2: Ngũ Phương Ngũ Thổ Long Thần: nghĩa là chư vị Long Thần ngũ phương ngũ hành, là danh hiệu của của các vị thần tài cai quản 5 phương và các vị Thần Đất quản long mạch.
Dòng 3: Tiền Hậu Địa Chủ Tài Nhân: nghĩa là chư vị chủ đất, tài thần đời trước đời sau. Trong đó, tiền địa chủ thần tài là vị thần tài, thần đất trước, được nhắc để thể hiện sự báo đáp, ghi nhớ gốc gác. Hậu địa chủ tài thần là để chỉ vị thần tài, thần đất của hiện tại.
Dòng 4: Nhân Kiệt Địa Linh: nghĩa là cây bạc nở hoa, câu này cũng có ý nghĩa ca ngợi, chúc tụng.
Dòng 5: Tiên Cô Tiên Hửu Tri Thần Vị: nghĩa là các vị tổ cô, các vị bằng hữu phẩm thần vị, danh hiệu của các vị Thần khác mà gia đình muốn thờ
3. Bát nhang
Về mặt hình thức, bát nhang chỉ là một vật để cắm nhang, nhưng tùy theo vùng miền và văn hóa, có những nơi xem trọng bát nhang trên bàn thờ, để rất lâu ngày không lau dọn bát nhang, có cả những người không dám động đến bát nhang
Người xem trọng bát nhang, họ xem đây là nơi kết nối tâm linh, là nơi giáng của thần thánh, hương linh, tổ tiên
Khải Toàn xin nhắc lại, tùy vào văn hóa tín ngưỡng mỗi người về việc này, các bạn có thể xem trong bát nhang, nhưng sẽ không ý nghĩa nếu để bàn thờ bụi bậm thiếu vệ sinh, nếu không mở lòng cảm thông thuận hòa với những người trong gia đạo
4. Bình hoa
Bình hoa trên bàn thờ tạo nên sự trang trọng, mỗi khi dân hoa dù là hoa cho bàn thờ thần tài, gia tiên hay bàn thờ Phật, gia chủ có một cảm giác nhẹ nhàng, tâm thêm phần an tĩnh
Dâng hoa lên bàn thờ còn tượng trưng cho vô thường, nay đẹp mai tàn, đại biểu cho có sinh có diệt, để người dâng hoa hiểu được qui luật của tự nhiên, không chấp vào thứ phai tàn hay mất đi
5. Dĩa trái cây
Nếu hoa đại diện cho vô thường, thì trái cây cúng bàn thờ đại diện cho nhân quả, nhân nào quả ấy, có những quả trổ chậm, những quả trổ nhanh, ví dụ như cây ớt thời nay, chỉ cần 1 tháng là có trái, cây cam cây bưởi sẽ mất vài năm
Trái cây trên bàn thờ đại diện cho nhân quả, nhắc nhở người đời nên gieo nhân lành sẽ gặp quả thiện
6. Cặp đèn trên bàn thờ (đèn điện hoặc đèn dầu)
Hoa là vô thường, có sinh có diệt, trái cây là nhân nào quả nấy, thì đèn trên bàn thờ đại diện cho trí tuệ, cho ánh sáng tâm thức
Ánh đèn này không phải soi sáng bàn thờ, mà soi sáng tự chơn tâm người thờ phụng, giúp gia chủ cân bằng đời sống và tâm linh, nhắc nhở nghĩ lành làm lành nói lành
Ngọn đèn trên bàn thờ soi sáng người thờ phụng, giúp sống từ tâm thành như câu chuyện “Ngọn đèn ở núi Tu Di”
Ngọn đèn ở núi Tu Di nói về một bà lão lấy hết vài đồng lẻ trong túi mua một ít dầu để cúng dường Phật, khi biết tin Đức Phật vừa ghé qua một tịnh xá
Người bán dầu biết bà có lòng thành, tặng thêm cho bà một ít dầu và cho bà mượn chiếc đèn để bà cúng dường Đức Phật
Khi bà đến tịnh xá, nơi này sáng rực rỡ như ban ngày, với vô số ngọn đèn từ người giàu có và cả nhà vua. Nhưng bà ngày ba đêm sau, mọi ngọn đèn đều cạn dầu, chỉ có ngọn đèn của bà lão vẫn cháy sáng, tin này lan truyền khắp thành
Ngọn đèn kỳ diệu của bà lão nghèo khổ, không thể bị thổi tắt là 1 trong những câu chuyện Phật giáo nổi tiếng được nhiều người biết đến, bà lão sau khi trở thành Phật, được gọi là Phật Tu Di Đăng (Ngọn đèn ở núi Tu Di)
Mỗi khi chư vị nhìn thấy đèn trên bàn thờ, hãy tự nhủ lòng giữ cho ngọn đèn trong tâm luôn sáng
7. 5 chung nước
Nước đại diện cho sự sống, nước sạch là sự tinh khiết cho vạn vật sinh trưởng, bàn thờ Phật dùng 3 chung nước thì bàn thờ thần tài thổ địa có 5 chung nước
Số 5 này đại diện cho 5 ngũ hành Kim Thủy Mộc Hỏa Thổ
Số 5 này đại diện cho ngũ phương, là tứ hướng Đông Tây Nam Bắc và phương chính giữa
Số 5 này đại diện cho Nhân nghĩa lễ chí tín
Số 5 này đại diện cho 5 giới trong nhà Phật, không sát sanh trộm cướp tà dâm nói dối và uống rượu
Số 5 này đại diện cho chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi
Dù ý nghĩa nào, 5 chung nước trên bàn thờ nhắc nhở chúng ta làm lành sống thiện, cân bằng đời sống âm dương
8. Hủ gạo muối nước
“uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Khi nào thay hũ gạo muối trên bàn thờ Thần Tài và có nên thay hay không! tùy tâm và điều kiện, thông thường 2 đến 4 tuần thay một lần, cũng như thường xuyên vệ sinh bàn thờ để giữ nét trang nghiêm
Chúng ta có thể dùng 2 hủ hoặc 3 hủ gạo, muối, nước. Tượng trưng cho cuộc sống ấm no, sung túc, bình an
Gạo muối nước còn đại diện cho có làm mới có ăn, biết dành dụm tích trữ mới có cuộc sống ấm no
Ý nghĩa của hũ gạo trên bàn thờ Thần Tài Thổ Địa
Hạt thóc hạt gạo trong dân gian người xưa còn được xem là hạt “ngọc trời”, là thực phẩm nuôi sống con người chúng ta. Hũ gạo trên bàn thờ còn đại biểu cho sự biết ơn đến những vị thần, biết ơn trời đất đã mang đến cho chúng ta nghề trồng lúa, vì thế hủ gạo trên bàn thờ tượng trưng cho sự dâng lễ đến Thần Tài Thổ Địa
Ý nghĩa của hũ muối trên bàn thờ Thần Tài Thổ Địa
Hũ muối trên bàn thờ tượng trưng cho sự ấm no thức ăn, từ thời xưa, hạt muối được biết đến là một thứ quý giá khó tìm, có giá trị cao với con người. Hũ muối trên bàn thờ còn tượng trưng cho điều lành, sự sung túc
Ý nghĩa của hũ nước trên bàn thờ Thần Tài Thổ Địa
Nước đại biểu cho sự thanh khiết và sự sống của vạn vật đất trời. Đặt hũ nước trên bàn thờ với mong muốn có một cuộc sống thuần khiết, tâm thân thanh tịnh, giữ lòng tinh khiết như nước
*Sau đây là những pháp khí có thể thêm trên bàn thờ thần tài thổ địa
9. Ông cóc (thiềm từ)
Cóc ba chân, tam cước thiềm thừ hay cóc thần tài là tên gọi Ông cóc, có thể được đặt ở nhiều vị trí trong nhà nhưng phổ biến nhất là ở bàn thờ Ông Địa Thần Tài mang hiệu quả kích hoạt thiên khí nhằm chiêu tài lộc
Sự thích thời xưa, Lưu Hải vốn là đệ tử của Lã Động Tân, thường đi khắp nơi hàng yêu phục ma. Thời ấy Kim Thiềm là một con yêu quái chuyên hại dân, thường quấy phá đời sống người dân rất hung bạo. Với tài trí và mưu kế của mình, Lưu Hải đã hàng phục Kim Thiềm, để nó đi theo tu luyện trở thành cóc thần
Trong quá trình được hàng phục Cóc ngậm tiền bị mất một chân nên được gọi là cóc ba chân. Từ khi theo tiên ông tu luyện, cóc thần đi khắp nơi nhả châu báu vàng bạc, giúp đỡ dân lành
Chính vì thế quan niệm dân gian cho rằng, Kim Thiềm thường xuất hiện vào đêm trăng tròn, nơi nào có cóc ngậm tiền thì gia chủ nơi ấy có tài lộc
Do đó, cóc ngậm tiền thường được đặt trong nhà, thường đặt ở bàn thờ Ông Địa Thần Tài để mong cầu của cải và tài lộc, cũng như việc làm ăn buôn bán được nhiều may mắn
Về cách đặt cóc ngậm tiền, ban ngày mặt hướng ra cửa, ban đêm quay vào nhà, tuy nhiên các vị nên tìm hiểu hai công năng sau
*Cóc có đồng xu ở miệng được gọi là Kim Thiềm Thừ, ngay trên miệng cóc mang sẵn đồng tiền, ý nghĩa là có của cải, tài lộc, khi đặt loại cóc có đồng xu trong nhà thì đặt cố định ở một vị trí, xoay mặt cóc hướng vào trong nhà hoặc mặt cóc vào bát hương để cóc nhả tài lộc, mang đến nhiều may mắn, mang đến tài lộc cho gia chủ
*Ông cóc không có đồng xu ở miệng, mà có hai xâu tiền vắt ở hai bên hông, chính vì miệng cóc không ngậm tiền nên ban ngày gia chủ có thể xoay mặt cóc ra hướng cửa để thu hút tài lộc, ban đêm thì xoay mặt cóc vào trong nhà để nhả tài lộc
10. Cặp nến
Tương tự như đèn trên bàn thờ, ánh sáng của nến đại diện cho trí tuệ, cặp nến là biểu tượng cho ánh sáng thiêng liêng, dẫn lối cho con người đến sự giác ngộ
Màu sắc của nến có thể dụng theo phong thuỷ, tùy vào mệnh khuyết ngũ hành gia chủ để chọn lựa phù hợp
11. Chuông đồng
Âm thanh của chuông là âm thanh tỉnh thức, thức tỉnh chúng ta thoát khỏi sự mê muội
Giả dụ ngày ngày mãi lo làm ăn kiếm tiền, mà quên đi chăm sóc người thân, chăm chóc bản thân, quả là mất cân bằng
Âm thanh này không những tỉnh thức chúng ta, còn có thể xua tan khí xấu, làm trong sạch từ trường xung quanh khi thỉnh chuông
Đặt một chiếc chuông đồng trên bàn thờ Thần tài Thổ địa, hay bàn thờ Phật, gia tiên, mỗi sáng khấn nguyện thỉnh vài hồi chuông là một điều đặc biệt
Chuông đồng là Kim, rất phù hợp trợ vận cho người thiếu Kim thường sinh mùa xuân hè
Người sinh mùa thu đông đa phần kỵ Kim, có thể thay thế chuông đồng bằng chiếc mõ mộc, chiếc mõ thuộc Mộc và âm thanh này cũng có công năng tương tự
12. Liển lông công dán bài vị
Công là một loài chim cao quý, với vẻ đẹp quý phái vì dáng chim công và bộ lông màu sắc sặc sỡ, thời xưa chỉ bậc vua chúa hay quan lớn mới sử dụng bộ lông công, như việc những chiếc mũ lông công chỉ được sử dụng cho quan cấp cao
Người xưa tin rằng đặt lông công ở bàn thờ sẽ mang đến những điều tốt đẹp, may mắn cho gia đạo
Trong phong thuỷ học, lông công đặt cạnh bàn thờ Thần Tài Thổ Địa hay Gia tiên sẽ giúp bình hòa khí âm dương cho ngôi nhà, giải trừ những vận khí kém và mang lại điều tốt lành
Thông thường nên đặt lông công 2 bên bàn thờ tạo sự đối xứng, nếu không gian thờ không cho phép, vẫn có thể đặt một bên, nhưng cần thẩm mỹ và trang trọng. Trong trường hợp diện tích nhỏ, các vị có thể dùng Liển lông công để dán bài vị
13. 2 Xâu tiền đồng
Trong phong thuỷ hóa sát, đồ đồng có công năng lớn và không đắt, 2 xâu tiền đồng treo 2 bên có công năng mang lại từ trường lành cho bàn thờ thần thài thổ địa, hóa sát khí xấu
Khi chọn xâu tiền đồng, tùy vào trang thờ lớn nhỏ, nên chọn loại 6 hoặc 4 đồng, cũng có thể chọn xâu có trái hồ lô đồng
Tiền đồng ngoài công năng hóa sát, tiền đại diện cho tài lộc trên bàn thờ
14. Đá Thạch Anh vụn (thay hoặc lót dưới cát trong bát nhang)
Không thể phủ nhận từ trường lành của đá thạch anh, mang lại nhiều công năng đặt biệt mà mắt người khó có thể nhận ra
Từ trường đá thạch anh mang lại giúp năng lượng bình hòa, hóa sát khí xấu, chính vì thế đá thạch anh rất được ưa chuộng mà giá thành không quá đắt
*Có 2 cách dùng đá thạch anh trong bát nhang:
Cách 1: trong bát nhang thay vì dùng cát thông thường, chúng ta có thể dùng một ít thạch anh vụn bên dưới bát nhang, phần trên vẫn cho cát vào nhằm giữ cho nhang thẳng khi cắm
Cách 2: dùng toàn bộ “đá thạch anh nhuyễn” thay cát
Nếu không dùng cát, chúng ta có thể đặt một trụ thạch anh cạnh bàn thờ nếu không gian và tài chính cho phép
Cát chỉ là một vật trong bát nhang có công năng giữ nhang thẳng khi cắm, ví như khi ta bày biện bàn để cúng kiến giữa nhà, chúng ta có thể cắm nhang vào ly gạo, cắm vào trái cây, việc thay cát bằng đá thạch anh giúp thêm từ trường lành trên bàn thờ. Khải Toàn xin các vị lưu ý, không từ trường nào mạnh và lành bằng từ trường con người tạo ra bởi nghĩ thiện làm thiện
*Lưu ý khi chọn ngũ hành và màu sắc đá thạch anh
Đá thạch anh có tím (Hỏa), xanh lá (Mộc), đen (Thủy), trắng (Kim)
Có 3 phương pháp để chọn
Phương pháp 1 là dùng ngũ hành theo mệnh khuyết của nam hoặc nữ gia chủ (người ảnh hưởng nhất trong nhà)
Phương pháp 2 là xét theo phương vị đặt bàn thờ, mỗi phương vị trong ngôi nhà cần 1 ngũ hành cụ thể theo quẻ Huyền không phi tinh
Phương pháp 3 là xét theo “Hậu thiên bát quái”, mỗi hướng trong nhà đại diện cho 1 thành viên, dựa vào mệnh khuyết của thành viên nào dùng loại đá tương tự
Giả dụ nam gia chủ sinh mùa Hè kỵ Hỏa khuyết Thủy, nam gia chủ đại diện cung Tây Bắc, bàn thờ đặt hướng Tây Bắc thì nên chọn đá thạch anh đen
Mời các bạn xem đồ hình mệnh khuyết ngũ hành và đồ hình Hậu thiên bát quái
15. An Lư Bát Bửu (để kế bên bát nhang)
Vật này mang ý nghĩa tượng trưng, không phải pháp khí có công năng cao
Người xưa tin rằng 8 món này có công năng tốt lành, nên cho vào 1 túi gọi là “Túi bát bửu”, dùng để đặt bên cạnh lư hương bàn thờ Thần Tài Ông Địa, hé mở miệng túi đặt cạnh bát nhang… miệng túi có công năng hút tài lộc, mang lại nhiều may mắn
16. Vàng tài lộc (thỏi / chai)
Hiển nhiên vàng được xem là châu báu, giàu có. Kim Nguyên Bảo là thỏi vàng tài lộc, là vật phẩm phong thủy đặt trong bàn thờ Thần Tài Thổ Địa hoặc trong nhà, có công năng là thu hút tài lộc thêm may mắn
Thỏi vàng này có thể bày trí riêng, nếu có bát tụ bảo thì nên đặt thỏi vàng bên trong bát sẽ hợp ý nghĩa tích tụ tài lộc
Hiện nay ngoài thỏi vàng, còn có những lọ vàng, bên trong là những lát vàng rất đẹp
17. Chén tụ bảo lưu ly
Bát Tụ Bảo, tụ bảo tồn, bát tụ lộc… là tên gọi chung của vật phẩm này. Thường được đặt ở tài vị trong ngôi nhà hoặc bàn thờ thần tài thổ địa
Bát Tụ Bảo được tin rằng có tác dụng hóa sát tà ma, khí hung họa, những thế lực tâm linh không lành, mang lại sự hài hòa tốt lành cho ngôi nhà
Tuy nhiên cần phải xem phương vị đặt và vật phẩm làm bằng loại đá gì, nếu làm bằng nhựa thì hoàn toàn không có công năng này
Ngoài công năng giảm trừ khí xấu, còn có thể tích tụ bảo vật, tài lộc như đúng tên gọi
18. Lọ ngũ cốc
Thời xưa ngũ cốc là lương thực cần thiết, chỉ những gia đình khá giả mới có để dùng, luôn được cất giữ cẩn thận
Ngũ cốc là 5 loại hạt và đậu, tượng trưng cho sự ấm no quang năm, dâng lên bàn thờ để biết ơn thần tài thổ địa
Ngày nay cói rất nhiều chai lọ ngũ cốc trang trí đẹp, hình thức bắt mắt, tuy nhiên sau 6 tầm 3 đến 6 tháng chúng ta nên thay một lần
19. Tượng con giáp
Phương pháp này khá hiệu nghiệm để cuộc sống thêm cơ hội gặp quý nhân
Có 2 phương pháp cơ bản để tìm ra đúng con giáp mang mật mã quý nhân của mình, tìm mua tượng theo con giáp ấy đặt lên bên tay trái của bàn thờ (từ trong nhìn ra)
Phương pháp 1: tra lịch vạn niên hay app lịch Việt, xem Thiên can ngày sinh của mình là gì, sau đó tra theo bảng này ta tìm ra được mật mã “Thiên ất quý nhân”
Giả dụ người sinh mệnh ngày Giáp hoặc Mậu, quý nhân sẽ là Sửu hoặc Mùi, mua tượng Trâu hoặc Dê đặt lên
Phương pháp 2: ta xét theo mùa sinh, với người sinh mùa Xuân quý nhân sẽ là Gà hoặc Khỉ. Sinh mùa Hè quý nhân sẽ là Chuột hoặc Heo
Sinh mùa Thu quý nhân sẽ là Mèo hoặc Hổ. Sinh mùa Đông quý nhân sẽ là Tỵ Ngọ Mùi
Tuy nhiên, chẳng thể có quý nhân hay gặp quý nhân nếu đời sống của gia chủ không mở lòng với người xung quanh
QUÝ NHÂN
Mật mã có người giúp đỡ, tai qua nạn khỏi.
– Xét theo Mệnh ngày (khoanh xanh, xét theo ngày sinh)
– Ví dụ sinh ngày Giáp hoặc ngày Ất, các ô còn lại có Sửu hoặc Mùi là có quý nhân.
Mệnh ngày: Giáp, Mậu: | Có: Sửu, Mùi |
Mệnh ngày: Ất, Kỷ: | Có: Tý, Thân |
Mệnh ngày: Bính, Đinh: | Có: Dậu, Hợi |
Mệnh ngày: Canh, Tân: | Có: Dần, Ngọ |
Mệnh ngày: Nhâm, Quý: | Có: Tỵ, Mão |
20. Tượng Phật Di Lặc
Vì sao Phật Di Lặc thường đặt trên bàn thờ ông địa
Phật Di Lặc vốn được biết đến là vị Phật ở tương lai, là vị thay thế Phật Thích Ca Mâu Ni, ngài đại diện cho phúc khí, hào sảng, không để lòng điều gì, luôn hoan hỉ
Phật Di Lặc không chỉ mang lại sự an hòa, bình an, cơ hội thêm con cháu, mà còn mang cả may mắn về tài lộc, thông qua những tượng Phật Di Lặc vác túi bạc thỏi vàng.
Chính vì vậy hình tượng Phật Di Lặc được yêu thích đặt phía trước chùa, trước cửa nhà và đặt trên bàn thờ Thần tài Thổ địa, hy vọng mang đến những điều vui vẻ tốt lành
*Ý nghĩa hình tượng đức Phật Di lặc và sáu đứa trẻ
Sáu đứa trẻ vây quanh ngài là đại biểu cho 6 thức của con người: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý
Người đau khổ thường bị 6 thức này lừa dối, 6 thức dễ bị lôi kéo bởi 6 trần là sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp
Sắc là hình sắc, thấy đẹp thì mê mẫn. Thinh là âm thanh, nghe lời ngon ngọt lại say đắm. Hương là mùi vị, khó cưỡng trước những mùi của đối phương, mùi vị của những thứ hấp dẫn
Vị là vị của đồ ăn, đã ăn quen thì khó mà bỏ được. Xúc là sự xúc chạm, thích êm ái nhẹ nhàng
Va cuối cùng là pháp, pháp là đối tượng của ý thức, thích có cái này cái kia
6 đứa trẻ quấn lấy Phật Di Lặc là 6 tên giặc mỗi ngày gây chướng chúng ta
*Ý nghĩa hình tượng đức Phật Di lặc và 3 đứa trẻ
3 đứa trẻ quấn lấy Phật Di Lặc là tiểu đồng, tiểu phúc, tiểu quỷ, mang ý nghĩa cầu con cái, cầu gia đạo an hòa
*Ý nghĩa hình tượng đức Phật Di lặc và 5 đứa trẻ
Tượng Phật Di Lặc Ngũ Phúc là hình tượng cùng 5 đứa trẻ vui đùa xung quanh ngài, tượng trưng cho “Phúc – Lộc – Thọ – Khang – Ninh”
Phúc là phước lành – Lộc biểu tượng cho tiền tài – Thọ là trường thọ viên mãn – Khang là sức khỏe dồi dào – Ninh tượng trưng bình lặng an lạc
*Ý nghĩa hình tượng đức Phật Di lặc và 2 đứa trẻ là Nhị Phúc, cầu cho con cái đủ trai đủ gái
*Ý nghĩa hình tượng đức Phật Di lặc và 1 đứa trẻ là Nhất Phúc, nhà chưa có con hay hiếm muộn thì cầu con cái, nhà có con rồi thì cầu cho gia đạo hạnh phúc an vui trên thuận dưới hòa
21. Ý nghĩa Thần tài Nhật Bản Mahakala
Mời xem tượng Mahākāla tại đây
Ngài Mahākāla còn được biết đến là Đại Hắc Thiên, là một vị thần Hộ pháp được biết đến trong Ấn Độ giáo, Phật giáo Mật tông và Phật giáo Tây Tạng
Ngài rất được tôn kính, nhất là Tây Tạng và Phật giáo bí truyền của Nhật Bản
“Mahā” nghĩa đen là tuyệt vời và “kāla” biểu thị thời gian, do đó Mahākāla có nghĩa là “tuyệt vời vượt thời gian”
Đại Hắc Thiên Mahākāla thường có hình tượng thân đen và xuất hiện dưới 75 hình tướng khác nhau, mỗi hình tướng là một hiện thân của Phật hay Bồ tát khác nhau
Màu đen đại diện cho sự vắng mặt hoàn toàn về màu sắc, và nó thể hiện ý nghĩa thực sự của Ngài là thực tại tuyệt đối hay tối thượng, siêu việt dưới mọi hình tướng
Người thờ phụng Mahākāla đều tin rằng, có thể trừ tà ma và loại đi năng lượng khí trường tiêu cực, thu hút tài lộc cũng như gia tăng những điều thiện lành
Hình tướng màu đen của ngài đại diện cho sự phẫn nộ, tiêu trừ cái ác, nhưng phẩm chất là đánh thức lòng từ bi của con người, Phật dạy trong kinh, muốn giàu có phải biết bố thí, biết mở lòng với chúng sinh.
Năng lực của hình tượng màu đen của ngày còn có công năng vượt qua khó khăn, loại bỏ sự tức giận ganh ghét của con người, chuyển hóa thành từ bi
Tại Nhật Bản Mahakala được tương truyền với cái tên Daikokuten, là một vị thần phù hộ cho các gia đình, ngài là một trong bảy vị thần may mắn trong truyện dân gian Nhật Bản
Chính vì thế ngài là vị thần của sự kinh doanh phát đạt, biểu tượng cho tài lộc nên rất được những doanh nhân Nhật Bản yêu mến
Với hình tướng quen thuộc là miệng cười thật tươi, tay phải cầm chiếc vồ hút tiền và tay trái cầm bao tiền vàng to lớn. Trong dân gian Nhật Bản, ngài là vị thần được cho là giàu có nhất trong số Thất phúc thần Nhật Bản
Vì những điều tốt lành ấy, Mahākāla được thờ phụng, tượng ngài đặt trong nhiều gia đình, họ tin rằng sẽ mang lại may mắn, tiền tài, công việc phát đạt
22. Tâm thành từ gia chủ
Đây chính là bảo bối quan trọng nhất, thờ phụng hoàng tráng, bàn thờ to nhỏ, lễ vật thật nhiều, tất thảy chỉ là hình tướng, không khéo lại chấp vào của anh kém hơn của tôi
Tâm thành chính là hạt giống thiện lành, hạt giống tốt thì cây sẽ đơm hoa kết trái tốt.
Chư vị nên tìm hiểu những đề mục mình thờ, những gì Khải Toàn chia sẻ trên từ kiến thức và kinh nghiệm, nhưng chính các vị tự quán xét xem phù hợp với mình hay không
Giả dụ chư vị thích bàn thờ to ngang tầm 1met, chọn 2 ông thần tài thổ địa size to tận 15-20in, nhưng không gian đặt trang thờ lại khá nhỏ, khó lòng phù hợp
Thờ phụng thiên hay không không ở bàn thờ to, mà xuất phát từ tấm lòng thành và cả được lòng những người trong gia đạo
Người biết cảm thông là người tạo ra năng lượng thiện lành cho chính ngôi nhà mình sinh sống, đó chính là phong thuỷ tốt, việc có thờ phụng hay không là ở vế sau
Người đối người tiếp vật chân thành là hài hòa phần dương, người thờ phụng phù hợp là dung hòa phần âm
Âm dương bình hòa là cảnh giới của phước lành
Khải Toàn cảm ơn đã xem, chúc chư vị tâm thân an lạc
Cúng khai trương
Hướng dẫn đơn giản về cúng khai trương.
Chọn ngày giờ lành tháng tốt. Gia chủ ăn mặc chỉnh chu
Lưu ý: chư vị không theo Phật giáo, có thể không cần dùng nhang, giấy tiền. Trong văn khấn cầu khẩn các vị thần theo tôn giáo của các vị.
Mục đích chúng ta tỏ lòng thành với các Thổ thần Thổ địa tại nơi ta sinh sống làm ăn, cầu mong vạn sự tốt đẹp.
Sính lễ:
- Trái cây cúng khai trương phải đầy đủ mâm ngũ quả: Mãng cầu, xoài, sung, đu đủ, dừa,… Ngũ quả chỉ tính dựa trên loại quả không tính số lượng.
- Nhang, đèn cầy, 1 bộ giấy tiền
- ít Gạo, muối
- Trà, rượu, nước lọc
- Bánh ngọt, kẹo
- Chè, xôi, cháo
- Tam sên cúng khai trương (Trứng, vài con tôm, thịt heo luộc)
- Gà, heo sữa quay, bánh bao (không bắt buộc)
_______
Văn Khấn, Bài Cúng Khai Trương Theo Đúng Phong Tục
Nam mô a di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Thần.
Con kính lạy các Thổ Thần Thổ Địa cai quản nơi này.
Tín chủ chúng con là: ……………
Hôm nay là ngày… tháng… năm….,
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương đăng hoa quả dâng lên trước án, lòng thành, nay con Khai trương …. tại: …….(địa chỉ)…
Mong muốn khởi đầu việc kinh doanh (hoặc sản xuất) phục vụ nhân sinh. Xin các ngài phù hộ độ trì mọi việc cát lợi.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Cúng nhập trạch
• Nghi thức
1/ trước ngày nhập trạch rãi các tiền bằng đồng khắp nhà, ngày thứ hai khi mở cửa, quét hết các đồng tiền kim loại đó vào phòng chủ nhà, sau đó dùng túi đỏ gói lại đặt dưới gầm giường hoặc nệm, cách này làm cho ngôi nhà vượng khí
2/ Vào ngày nhập trạch (phải là đêm đầu ngủ lại)
– Nên có 2 “Đại cát tinh”: Trẻ em và chó (giúp nhà thêm sinh khí)
– Nếu có đồ dùng cũ nên di chuyển vị trí đồ dùng đó một chút để phá vỡ từ trường cũ
– Cùng lúc: di chuyển đồ đạc, mở nước chảy, nấu ấm nước sôi, động tác này giúp thủy hỏa cùng khai quang, sau đó là phải uống một ly nước đã được đun sôi trong nhà mới để tràng vị quen với nguồn nước.
• Sính lễ:
Tam sinh (tam sên): con heo quay (hoặc thịt heo quay) + Gà + Vịt hoặc Cá
Tứ quả: 4 loại trái cây, nhất định phải có: Cam + Táo.
Muối, gạo
Rượu + Kẹo
Nhang (hương)
Bộ giấy tiền vàng mã (có thể không dùng nếu khu vực sinh sống không phù hợp để đốt)
• Lễ cúng
– Gia chủ ăn mặc chỉnh chu (đã chọn ngày lành hợp với ngôi nhà và gia chủ)
Nam mô a di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Thần.
Con kính lạy các Thổ Thần Thổ Địa cai quản nơi này.Con tên là: ……………
Hôm nay là ngày… tháng… năm….,
Con thành tâm sắm lễ, hương đăng hoa quả dâng lên trước án, lòng thành, nay con dọn vào nhà mới …. tại: …….(địa chỉ)…
Cầu mong khởi đầu cuộc sống thuận lợi về sức khỏe, gia đạo hòa thuận. Xin các ngài phù hộ độ trì mọi việc cát lợi, cúi xin được phù hộ độ trì.
Lệnh bài chiêu tài – khai vận – hộ thân
Khải Toàn Phong thuỷ
• Phong thuỷ học không phải là vạn năng, phong thủy có thể thay đổi đôi phần tài lộc công danh, tuyệt nhiên chính bản thân của người dụng phong thủy phải có cái nhân tài phú, nói cách khác, chính người đó phải đủ phước mới có thể bồi đắp. Mệnh gốc không có tài, vận hạn không gặp tài, tức không có cái nhân tài phú, làm sao có cái quả tài phú, chỉ có cách duy nhất là tu dưỡng tâm tánh và mở lòng bố thí giúp người mới có thể cải biến về sau. Cũng chính vì lý do này, khi các vị liên hệ Khải Toàn cần gửi trước sinh thần bát tự, để tra xem Khải Toàn đủ năng lực trợ duyên được hay không
Xem Phong Thủy shop – nhà | Xem Bát tự mệnh khuyết trọn đời
| Mời theo dõi kênh “Khải Toàn Phong thủy” trên Youtube / Tik Tiok / Facebook |