⏰ 12h-20h | Facebook |  | Liên hệ
xem phong thuỷ nhà
liên hệ
Tý
Sửu
Sửu
Dần
Dần
Mão
Mão
Thìn
Thìn
Tỵ
Tỵ
Ngọ
Ngọ
Mùi
Mùi
Thân
Thân
Dậu
Dậu
Tuất
Tuất
Hợi
Hợi
HOÁ GIẢI
Học phong thủyNhà vận 9
thẻ may mắn giảm hạn
học phong thuỷ tử vi
tử vi cải vận mệnh khuyết
tử vi cải vận mệnh khuyết
phong thuỷ nhà tốt

Thẻ may mắn  tuổi phạm tam tai 2024 tuổi phạm thái tuế 2024
Mời Đăng ký học phong thuỷ vào 9 & 19 giảm 20 – 30%

Tuổi phạm Tam Tai 2024 | Tuổi phạm Thái tuế 2024 | Pháp khí cho bàn thờ Thần tàiHọc cải vận mệnh | Xem Phong thủy  | Hướng nhà hợp tuổi | Học Phong thủy   Khai vận – may mắn  Phi tinh năm 2024 hóa hung đón cát
thầy phong thuỷ giỏi tphcm
gia chủ xem phong thủy của thầy Khải Toàn

Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh

Bản tụng Hán Việt:

Bát Nhã Tâm Kinh:

Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.
Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.
Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.
Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức.
Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới.
Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận.
Vô khổ, tập, diệt, đạo.
Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố.
Bồ đề tát đõa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.
Tam thế chư Phật, y Bát nhã Ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề.
Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.
Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết:

Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.

Như thế câu thần chú nầy có thể hiểu như là :
“Kính ngưỡng Trí Tuệ Bát Nhã, ngài đã đi, đã đi, đã đi qua bờ bên kia, đã đi hoàn toàn qua bờ bên kia. Giác ngộ. Là vậy đó!”.
SÁI TỊNH (Thầy chủ lễ tay trái cầm ly nước cam lồ có cành hoa để sẵn trong ly, tay bắt ấn, nhúng vào ly nước búng 3 cái, miệng đọc bài kệ dưới đây)

Nước này vốn sẵn tám công đức
Rửa đi trần cấu của muôn loài
Đưa vào cõi nhiệm mầu Hoa Tạng
Chúng sanh siêu thoát không riêng ai
Nước không rửa nước pháp thân nhiệm
Bụi không vướng bụi tự tâm khai
Đàn tràng rưới lên đã thanh tịnh
Cây héo biến thành cây tốt tươi
Cõi uế hoá ra làm cõi tịnh
Mọi loài mát mẻ sống an vui. Ooo
Nam mô Thanh Lương Địa Bồ-tát Ma-ha-tát. (3 lần) Ooo

(Miệng vừa đọc bài kệ dưới đây, tay cầm hoa sẵn có trong ly cam lồ, đưa lên giữa hư không trước Phật viết chữ Án, 3 lần viết 3 lần rẩy)

Bản dịch nghĩa:

Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát Nhã Ba la mật, thì soi thấy năm uẩn đều là không, do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn.
Nầy Xá Lợi Tử, sắc chẳng khác gì không, không chẳng khác gì sắc, sắc chính là không, không chính là sắc, thọ tưởng hành thức cũng đều như thế.
Nầy Xá Lợi Tử, tướng không của các pháp ấy chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt.
Cho nên trong cái không đó, nó không có sắc, không thọ tưởng hành thức.
Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý. Không có sắc, thanh, hương vị, xúc pháp. Không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới.
Không có vô minh,mà cũng không có hết vô minh. Không có già chết, mà cũng không có hết già chết.
Không có khổ, tập, diệt, đạo.
Không có trí cũng không có đắc, vì không có sở đắc.
Khi vị Bồ Tát nương tựa vào trí tuệ Bát Nhã nầy thì tâm không còn chướng ngại, vì tâm không chướng ngại nên không còn sợ hãi, xa lìa được cái điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh Niết Bàn.
Các vị Phật ba đời vì nương theo trí tuệ Bát Nhã nầy mà đắc quả vô thượng, chánh đẳng chánh giác.
Cho nên phải biết rằng Bát nhã Ba la mật đa là đại thần chú, là đại minh chú, là chú vô thượng, là chú cao cấp nhất, luôn trừ các khổ não, chân thật không hư dối.
Cho nên khi nói đến Bát nhã Ba la mật đa, tức là phải nói câu chú:

Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.
(Qua rồi qua rồi, qua bên kia rồi, tất cả qua bên kia rồi, giác ngộ rồi đó!)


Trích:
Trọn bộ Kinh Bát Nhã mà ngài Pháp sư Huyền Trang dịch có 600 cuốn, chỉ có một thần chú mà Phật tử Việt Nam thường đọc là:

Yết Đế Yết Đế Ba La Yết Đế Ba La Tăng Yết Đế Bồ Đề Tát Bà Ha.

Trong phần sau đây chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa câu thần chú này.
Câu thần chú trong Bát Nhã Tâm Kinh
– Nguyên văn tiếng Phạn là:
Gate Gate Pāragate Pārasaṃgate Bodhi Svāhā

Người Việt chúng ta đọc theo âm Hán Việt thành: Yết Đế Yết Đế Ba La Yết Đế Ba La Tăng Yết Đế Bồ Đề Tát Bà Ha
– Nếu chúng ta phiên âm trực tiếp từ câu tiếng Phạn ra tiếng Việt thì câu chú được viết thành:

Ga-tê Ga-tê Paa-ra-ga-tê Paa-ra-xân-ga-tê Bô-đi Xoaa-haa

Bản thân Bát Nhã Ba La Mật Tâm Kinh là Đại thần chú. “Nên biết Bát Nhã Ba La Mật Đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng chú, hay trừ được hết thảy khổ, chơn thật, không dối” – trích từ Kinh Bát Nhã.

Như vậy bản thân Tâm Kinh có năng lực và diệu dụng rất lớn trong quá trình tu hành đến giác ngộ. Tâm kinh cần thiết cho mọi đối tượng tu hành. Ngay cả Phật đã thành mà vẫn còn tiếp tục sử dụng Bát Nhã Tâm Kinh.


Quán Tự Tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.

Khi Bồ tát Quán Tự Tại hành sâu Bát-nhã ba-la-mật-đa, Ngài soi thấy năm uẩn đều không, liền qua hết thảy khổ ách.

Sơ kỳ Phật giáo: Giải thích pháp Tứ đế, Thập nhị nhân duyên, cho đây là chân lý. Như thế là còn nằm trên hình thức, nói về tướng hoặc có, hoặc không, hoặc thiện, hoặc ác v.v…
Trung kỳ Phật giáo: Nói về lý tánh không tức là lý Bát-nhã.
Hậu kỳ Phật giáo: Nói về lý chân không diệu hữu.

Tánh không. Chấp ngã. Ngã là thường nhất và ngã là chủ tể

Ngũ uẩn hòa hợp, tức là ngoài sắc uẩn chỉ cho thân, còn có bốn uẩn thuộc phần tâm lý là: thọ (cảm), tưởng (tưởng), hành (suy tư), thức (phân biệt)

Xá-lợi tử sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc.
Thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị.

Này Xá-lợi-phất, Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như thế.

Tánh không. Sắc uẩn là phần thân tứ đại, duyên hợp, không chủ tể. Không cố định

Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như thế. Nghĩa là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn, bốn uẩn này cũng lại như thế, không cố định

Xá-lợi tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.

Này Xá-lợi-phất, tướng không của các pháp, không sanh không diệt, không nhơ không sạch, không thêm không bớt.

Tánh không. Không cố định. Thiện tức ác, ác tức thiện. Sanh có thể biến thành diệt, nhơ biến thành sạch. Tướng của các pháp tùy duyên đổi thay nên không cố định

Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới.

Cho nên trong tướng không không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới.

Phật dạy tướng không cố định không phải là năm uẩn (phá chấp), không phải là sáu căn, không phải là sáu trần, không phải là mười tám giới

Khi chấp nặng sắc thân, đức Phật dùng tứ đại để phá chấp
Khi chấp nặng phần tâm lý, đức Phật dùng ngũ uẩn để phá chấp.
Khi chúng ta chấp về căn thân và trần cảnh, đức Phật dùng thập nhị xứ để phá chấp
Khi chấp căn, trần và thức, đức Phật dùng thập bát giới để phá, cho nên nói không phải nhãn giới cho đến không phải ý thức giới.

Nghĩa là cái không cố định không phải là tất cả pháp thế gian.

Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo, vô trí diệc vô đắc.

Không có vô minh cũng không có hết vô minh, cho đến không có già chết cũng không có hết già chết; không có khổ, tập, diệt, đạo; không có trí tuệ cũng không có chứng đắc.

Đây là chỉ pháp xuất thế gian. Thập nhị nhân duyên thuộc về sơ kỳ Phật giáo

Vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt … cho đến lão tử diệt, đó là chiều hoàn diệt

Không phải khổ, tập, diệt, đạo. Tức là không phải pháp Tứ đế, nghĩa là cái không cố định không phải khổ đế, không phải tập đế, không phải diệt đế, không phải đạo đế. Pháp Tứ đế thuộc về sơ kỳ Phật giáo, là bốn pháp chân thật không dời đổi, tức là cố định. Nhưng ở đây nó không phải khổ tập diệt đạo là để phá cái chấp cố định của Tiểu thừa

Không phải trí, cũng không phải đắc. Đây là nói đến quan niệm Bồ-tát. Bồ-tát dùng Sáu ba-la-mật để độ chúng sanh

Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề-tát-đỏa y Bát-nhã ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại. Vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu kính Niết-bàn. Tam thế chư Phật y Bát-nhã ba-la-mật-đa cố, đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.

Vì không có chỗ được, nên Bồ-tát y theo Bát-nhã ba-la-mật-đa, tâm không ngăn ngại. Vì không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa hẳn điên đảo mộng tưởng, đạt đến cứu kính Niết-bàn. Chư Phật trong ba đời cũng nương Bát-nhã ba-la-mật-đa, được đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Niết-bàn là vô sanh, tức là không sanh không diệt. Chúng sanh vì bị các thứ điên đảo và mộng tưởng cho là thật, phiền não. Bồ-tát nương trí tuệ cứu kính xa lìa được các điên đảo mộng tưởng

Cố tri Bát-nhã ba-la-mật-đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.

Nên biết, Bát-nhã ba-la-mật-đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, hay trừ được hết thảy khổ, chân thật không dối.

Vì sao trí tuệ Bát-nhã lại có diệu dụng như là đại thần chú, đại minh chú, vô thượng chú, vô đẳng đẳng chú ?

Vì ngày xưa ở Ấn Độ, những chú này thường được dùng để trừ hết các khổ của chúng sanh. Cũng như vậy, trí tuệ Bát-nhã có đủ công dụng như những thần chú ấy, chân thật không dối, đó là diệu dụng của Bát-nhã.

Cố thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú tức thuyết chú viết: Yết-đế, yết-đế, ba-la yết-đế, ba-la-tăng yết-đế, bồ-đề tát-bà-ha.

Vì vậy nói chú Bát-nhã ba-la-mật-đa, liền nói chú rằng: Yết-đế, yết-đế, ba-la yết-đế, ba-la-tăng yết-đế, bồ-đề tát-bà-ha.

(Qua rồi qua rồi, qua bên kia rồi, tất cả qua bên kia rồi, giác ngộ rồi đó!)

Bát-nhã chia làm ba phần: Văn tự Bát-nhã, Quán chiếu Bát-nhã, Thật tướng Bát- nhã.

Văn tự là chữ nghĩa để chúng ta đọc tụng, hiểu nghĩa.

Quán chiếu là xem xét soi thấu.

Thật tướng là chỗ chân thật Niết-bàn.

Văn tự Bát-nhã ví như con thuyền, quán chiếu Bát-nhã ví như ra công chèo bơi, thật tướng Bát-nhã ví như bờ bên kia.


Bản phổ kệ:
(Thích Nhất Hạnh)

Bồ Tát Quán Tự Tại
Khi quán chiếu thâm sâu
Bát Nhã Ba La Mật
(tức Diệu Pháp Trí Độ)
Bổng soi thấy năm uẩn
Đều không có tự tánh
Thực chứng điều ấy xong
Ngài vượt thoát tất cả
Mọi khổ đau ách nạn.

Nghe đây Xá Lợi Tử:
Sắc chẳng khác gì không
Không chẳng khác gì sắc
Sắc chính thực là không
Không chính thực là sắc
Còn lại bốn uẩn kia
Cũng đều như vậy cả.

Xá Lợi Tử nghe đây:
Thể mọi pháp đều không
Không sanh cũng không diệt
Không nhơ cũng không sạch
Không thêm cũng không bớt
Cho nên trong tánh không
Không có sắc, thọ, tưởng
Cũng không có hành thức
Không có nhãn, nhĩ, tỷ
Thiệt, thân, ý (sáu căn)
Không có sắc, thanh, hương
Vị, xúc, pháp (sáu trần)
Không có mười tám giới
Từ nhãn đến ý thức
Không hề có vô minh
Không có hết vô minh
Cho đến không lão tử
Cũng không hết lão tử
Không khổ, tập, diệt, đạo
Không trí cũng không đắc

Vì không có sở đắc
Khi một vị Bồ Tát
Nương Diệu Pháp Trí Độ
(Bát Nhã Ba La Mật)
Thì tâm không chướng ngại
Vì tâm không chướng ngại
Nên không có sợ hãi
Xa lià mọi vọng tưởng
Xa lìa mọi điên đảo
Đạt Niết Bàn tuyệt đối

Chư Bụt trong ba đời
Y Diệu Pháp Trí Độ
Bát Nhã Ba La Mật
Nên đắc vô thượng giác
Vậy nên phải biết rằng
Bát Nhã Ba La Mật
Là linh chú đại thần
Là linh chú đại minh
Là linh chú vô thượng
Là linh chú tuyệt đỉnh
Là chân lý bất vọng
Có năng lực tiêu trừ
Tất cả mọi khổ nạn

Cho nên tôi muốn thuyết
Câu thần chú Trí Độ
Bát Nhã Ba La Mật
Nói xong đức Bồ Tát
Liền đọc thần chú rằng:

Yết đế, Yết đế
Ba la Yết đế
Ba la Tăng yết đế
Bồ đề tát bà ha

Phổ thơ lục bát:
(Hệ phái Khất Sĩ)

Khi hành Bát Nhã Ba La
Ngài Quán Tự Tại soi ra tột cùng
Thấy ra năm uẩn đều Không
Bao nhiêu khổ ách khốn cùng độ qua

Nầy Xá Lợi Tử xét ra
Không là sắc đó, sắc là không đây
Sắc cùng không chẳng khác sai
Không cùng sắc vẫn sánh tài như nhau
Thọ, tưởng, hành, thức uẩn nào,
Cũng như sắc uẩn ,một màu không không

Nầy Xá Lợi Tử ghi lòng
Không không tướng ấy, đều không tướng hình
Không tăng giảm, không trược thanh
Cũng không diệt, cũng không sanh pháp đồng
Vậy nên trong cái chơn không
Vốn không năm uẩn, cũng không sáu trần
Mắt, tai, mũi, lưỡi, ý, thân
Vị, hương, xúc, pháp, cùng phần sắc, thinh
Từ không giới hạn mắt nhìn
Đến không ý thức, vô minh cũng đồng
Hết vô minh, cũng vẫn không
Hết già, hết chết, cũng không có gì
Không khổ, tập, diệt, đạo kia
Trí huệ chứng đắc cũng là không không

Sở thành, sở đắc bởi không
Các vì Bồ Tát nương tùng huệ năng
Tâm không còn chút ngại ngăn
Nên không còn chút băng khoăng sợ gì
Đảo điên mộng tưởng xa lìa
Niết Bàn mới đến bên kia bến bờ

Ba đời chư Phật sau, xưa
Đắc thành Chánh Giác cũng nhờ huệ năng
Trí huệ năng lực vô ngần
Đại Minh vô thượng, Đại Thần cao siêu
Trí huệ năng lực có nhiều
Thật là thần chú trừ tiêu não phiền
Trí huệ năng lực vô biên
Dẫn đường giải thoát qua bên giác ngàn
Liền theo lời chú thuyết rằng:
Độ tha giác ngộ khắp trần chúng sanh.

Yết đế, yết đế
Ba la yết đế
Ba la tăng yết đế
Bồ đề Tát bà ha

[nguồn thuvienhoasen.org]

Danh mục bài viết


học phong thuỷ online

Lệnh bài chiêu tài – khai vận – hộ thân

Khải Toàn Phong thuỷ

• Phong thuỷ học không phải là vạn năng, phong thủy có thể thay đổi đôi phần tài lộc công danh, tuyệt nhiên chính bản thân của người dụng phong thủy phải có cái nhân tài phú, nói cách khác, chính người đó phải đủ phước mới có thể bồi đắp. Mệnh gốc không có tài, vận hạn không gặp tài, tức không có cái nhân tài phú, làm sao có cái quả tài phú, chỉ có cách duy nhất là tu dưỡng tâm tánh và mở lòng bố thí giúp người mới có thể cải biến về sau. Cũng chính vì lý do này, khi các vị liên hệ Khải Toàn cần gửi trước sinh thần bát tự, để tra xem Khải Toàn đủ năng lực trợ duyên được hay không

Xem Phong Thủy shop – nhà | Xem Bát tự mệnh khuyết trọn đời

| Mời theo dõi kênh “Khải Toàn Phong thủy” trên Youtube / Tik Tiok / Facebook |

2022 09 15 intro yooutube Khai Toan


Bài viết hay liên quan